Trong cây bạc hà có nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe, cùng với mùi thơm dễ chịu nên được sử dụng khá phổ biến. Loại cây này được xem là vị thuốc quý trong việc hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như khó tiêu, cảm cúm,… Tuy nhiên, bạc hà cũng có những nguy hiểm nếu như chúng ta không biết sử dụng đúng cách. Hãy cùng Life Gift tìm hiểu những công dụng chữa bệnh cũng như cách sử dụng thế nào là hợp lý nhé!
Cách nhận biết cây bạc hà
Bạc hà là loại cây sống lâu năm, loại thân thảo. Là loại cây thuốc nam quý, thân có màu xanh lục hoặc tía thân mềm, có hình vuông. Bình thường cây cao trung bình khoảng từ 30 – 40cm. Lá có hình bầu dục hoặc hình tương tự quả trứng, mép có răng cưa, rộng 2 -3cm dài 3 -7cm.
Hoa có kích thước nhỏ, cánh hoa có hình môi màu tím, hồng nhạt, hoặc màu trắng. Mọc tập trung ở những kẽ lá, thường nở vào tháng 7 – 10 hằng năm. Quả bế có 4 hạt. Khi ngửi lá bạc hà sẽ thấy mùi hươn cay và nồng của nó, nhưng không hề có cảm giác khó chịu. Không những vaahuongw hương bạc hà còn giúp tinh thần thoải mái, sảng khoải và tỉnh táo hơn rất nhiều.
Phân bố
Bạc hà là loài cây rất phổ biến ở nước ta, chúng được áp dụng rất nhiều trong đời sống như thực phẩm, trong y học,…
Được phân bố chủ yếu ở vùng Á Âu có khí hậu ôn đới. Là loại cây mọc hoang gần những bờ sông, suối, thung lũng. Ngoài ra, bạc hà còn được trồng tại nhiều tỉnh thành trong nước. Không những vậy, chúng còn được trồng khắp nơi trong nước ta và một số nước khác trên thế giới.
Bộ phận dùng
- Cây được thu hái theo mùa, vào khoảng tháng 5, 8, 11 hằng năm khi cây vừa ra hoa. Khi hái xong, ta đem rửa sạch, có thể dùng trực tiếp hoặc đem phơi khô (nên phơi trong bóng râm và hạn chế ánh nắng trực tiếp).
- Cây bạc hà được sử dụng toàn bộ thân và lá. Không sử dụng phần rễ.
- Bạc hà sau khi phơi khô có thể cho vào túi nilon hoặc bình thủy tinh, nên ảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.
Thành phần hóa học
Mỗi loại bạc hà sẽ có những hoạt chất cay khác nhau. Hoạt chất chủ yếu trong cây là tinh dầu chiếm tới 0,5 – 1,5% hầu hết là menthol và menthon. Ngoài ra còn có nhiều hoạt chất khác tạo hương vị đặc trưng riêng, có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả như cảm cúm, ho, viêm da.
Cách phân biệt bạc hà với rau húng lủi
- Rau húng cũng là thuộc dạng cây thảo, sống dai, chúng mọc hoang dã, dễ phát triển, mọc thành chùm. Lá nhỏ hơn lá bạc hà, thuôn dài, mép lá răng cưa, mùi thơm đặc trưng. Cây có nhiều tên gọi khác nhau: Húng lủi, húng dủi, húng lũi, húng bạc hà, húng lá, rau húng.
- Bạc hà và rau húng lủi là 2 loại rau khác nhau. Chúng đều là 2 lại rau gia vị được dùng trong ẩm thực rất dễ bị nhầm lẫn. Chúng có đặc điểm bên ngoài về màu sắc, mùi vị hương thơm hoàn toàn khác nhau. Vậy làm thế nào có thể phân biệt được 2 loại cây này?
- Đối với lá bạc hà có vị cay the, cảm giác mát lạnh và có mùi thơm mát
- Lá húng lủi có vị cay nhẹ hơn bạc hà và có mùi nhẹ hơn
Công dụng của bạc hà
- Bạc hà có tác dụng kháng khuẩn
- Giúp ức chế con đau
- Các triệu chứng khó tiêu, tiêu chảy
- Chữa cảm lạnh, cảm cúm
- Có tác dụng ngăn ngừa ung thư
- Khử mùi hôi, xua đuổi côn trùng
- Trị hôi miệng
- Giúp giảm căng thẳng, giúp thư giãn và chống trầm cảm
- Trị viêm xoang, hen suyễn, có tác dụng làm sạch đường hô hấp
- Giúp giảm cân
- Hạ huyết áp
- Giúp dưỡng và làm mềm mượt tóc
- …
Bài thuốc chữa bệnh từ bạc hà
Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Mỗi buổi tối nên uống 1 ly trà bạc hà sẽ giúp giảm stress và dễ ngủ hơn
Trị ngứa ngoài da
Dùng 30g bạc hà và 30g thuyền thoái, lấy tất cả đem tán thành bột, đem uống cùng với nước hoặc rượu, mỗi lần uống 4g.
Chữa buồn nôn, giúp tiêu hóa, thông mật
Lấy cây bạc hà (bỏ rễ) khoảng 5g đem pha với 200ml nước nóng, cứ cách 3 tiếng uống 1 lần
Trị chảy máu cam
Dùng 1 nắm lá bạc hà tươi giã nhuyễn vắt mấy nước sau đó dùng bông thấm rồi nhét vào mũi
Chữa bệnh tiêu chảy
Lấy từ 7 – 10 lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng, để khoảng 5 – 10 phút. Uống ngày 2 – 3 lần bệnh sẽ thuyên giảm
Chữa cảm cúm, cảm lạnh
Có thể dùng tinh dầu bạc hà để hít trực tiếp hoặc nấu nồi xông hơi gồm lá bạc hà, lá chanh, lá tre, lá bưởi, hương nhu, cúc tần và xả rồi xong khoảng 15 – 20 phút. Hoặc có thể dùng bạc hà tươi giã nát rồi pha cùng với chanh và đường uống mỗi ngày.
Chữa viêm xoang, hen suyễn
Lấy 100g bạc hà tươi đem xay nhuyễn rồi chắt lấy nước. Ngày uống 2 lần và uống liên tục trong 2 -4 ngày bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Lưu ý khi sử dụng cây bạc hà
Mặc dù bạc hà mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang lại những tác động rất tiêu cực. Vì vậy mọi người nên lưu ý trước khi sử dụng nhé
- Bạc hà sẽ có những tác dụng phụ như: dị ứng, nổi ban, hạ đường huyết, ợ nóng,…
- Những đối tượng mắc bệnh tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp, tim mạch, táo bón,… Những đối tượng này không nên sử dụng.
- Đối với tinh dầu bạc hà hàm sượng sử dụng tối đa là 0,4ml/ngày.
- Đối với những vết thương hở, vùng da và vùng mắt không nên bôi tinh dầu trực tiếp.
- Không nên sử dụng bạc hà thường xuyên, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây sốt, lạnh người, ho và tự đổ mồ hôi
- Nếu có nhu cầu sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn nhé
Tư vấn giúp mình nhé
Tôi cần gia công viên ngậm bạc hà
Mình cần tư vấn