Cây bìm bìm có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ cây bìm bìm

Cây bìm bìm là loại cây dây leo mọc hoang, được tìm thấy nhiều ở các vùng quê, nhưng ít ai biết được loại thảo dược này được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong đông y, phần lá, thân và hạt bìm bìm có tác dụng lợi tiểu, điều trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, trị mụn nhọt, phù thũng,… Vậy cây bìm bìm là cây gì? Cây bìm bìm có tác dụng gì? Lá bìm bìm chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây bìm bìm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Cây bìm bìm là cây gì?

Cây bìm bìm thuộc họ bìm bìm Convolvulacae, có tên khoa học là Ipomoea cairica (L) Sweet. Ngoài ra, cây bìm bìm còn được gọi với nhiều tên gọi khác như hắc sửu, bạch sửu, khiên ngưu tử,…

Hình ảnh cây bìm bìm

Cây bìm bìm có tác dụng gì?
Cây bìm bìm có tác dụng gì?

Cây bìm bìm là loại cây dây leo, thân mảnh, nhẵn, có điểm những lông hình sao. Cây thuộc dạng dây uốn quanh, điều khác biệt so với các loại dây leo khác là nó không quấn lung tung mà mọc quấn theo quy luật ngược chiều kim đồng hồ.

Lá nhẵn có hình tim mọc so le nhau, phiến lá xếp thành 5 thùy hình chân vịt, phiến lá rất mỏng, hình mác, hai mặt lá nhẵn, đầu nhọn, gân nổi rõ, cuống lá dài 2 – 5cm gầy, nhẵn và có kèm hai lá nhỏ kèm theo chồi nách sinh ra.

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, mỗi cụm gồm 1 – 3 hoa, là loại hoa lưỡng phân, hoa to hình phễu, có màu lam tím hoặc màu hồng tím nhạt theo thời gian từ sáng đến chiều. Ban ngày trời nắng cánh hoa nở xòe ra, về chiều trời âm u cánh hoa sẽ cụp lại. Đài hoa hình chén, tràng hoa có 5 ống, có 5 cánh mỏng hàn liền, còn nhị đính ở gốc tràng như không thò ra ngoài.

Quả nang có hình cầu nhẵn, bên trong quả chia làm 3 ngăn, có chứa hạt màu đen hoặc màu trắng (tùy loại).  Mùa quả thường kéo dài 4 – 5 tháng.

Khu vực phân bố

Cây bìm bìm là một loại cây cỏ nhiệt đới được phân bố rải rác từ phía nam Trung Quốc và một số nước khác ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây bìm bìm thường gặp ở các tỉnh trung du, vùng núi thấp và đồng bằng. Bên cạnh đó, cây còn được trồng làm hàng rào hoặc dùng làm giàn leo để che bóng mát trước nhà hoặc làm cảnh.

Cây bìm bìm là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, có khả năng sinh trường và phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm. Trong vòng một năm, thân và cành cây có thể cao tới hơn 10m, cây có khả năng mọc chồi mạnh từ các kẽ lá. Cây bìm bìm thường ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Lúc này, người ta thường cắt bỏ bớt những cành và thân để cây tái sinh lứa chồi mới khỏe hơn vào năm sau.

Bộ phận dùng

Các bộ phận được sử dụng để làm thuốc từ cây bìm bìm:

  • Hạt bìm bìm hay còn được gọi là khiên ngưu tử – Khiên ngưu là hạt già đã phơi khô của cây bìm bìm. Hạt to bằng hạt đậu xanh, dài 5 – 8mm, rộng 3 – 5mm, có 3 cạnh, hai bên đẹp, lưng khum. Vỏ cứng có màu đen hoặc màu vàng nhạt, bên trong hạt có nhân màu vàng nhạt.
  • Dây

Thu hái, chế biến – Cây bìm bìm có tác dụng gì? 

Dược liệu được thu hái quanh năm, phần lá và dây được sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô.

Riêng phần hạt được thu hái vào khoảng tháng 7 – 10 hàng năm, khi quả đã chín sẽ được thu hái về và đập ra để lấy hạt.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu cho thấy, vị thuốc bìm bìm có chứa khoảng 11% chất béo, Glucozit phacbitin – chất có tính tẩy mạnh.

Khoảng 2% Pharbitin gồm Pharbitic acid và vài Purolic acid – Là Glucosid có tác dụng tẩy.

Khoảng 2% Nilic acid, Gallic acid, Isopenniclavine, Chanoclavine, Lysergol, Elymoclavine, Penniclavine.

Tác dụng dược lý – Cây bìm bìm có tác dụng gì?

Trong đông y cây bìm bìm có tác dụng gì?

Theo đông y, phần lá bìm bìm có vị ngọt, tính hàn và phần hạt bìm bìm (vị thuốc khiên ngưu tử) có vị cay, tính nóng, hơi độc – Nên được quy vào 4 kinh phế, thận, đại tràng và bàng quang.

Vị thuốc bìm bìm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, phù do viêm thận, trị giun đũa giun kim, phù thũng, đầy bụng, gãy xương kín, mụn nhọt, phụ nữ sau sinh bị nặng chân – da bủng – sưng mặt –  tiểu ít, tiêu đờm, ho suyễn,…

Trong y học hiện đại cây bìm bìm có tác dụng gì?

Tác dụng tẩy xổ: Hoạt chất Pharbitin tương tự như chất Jalapin có tác dụng tẩy xổ mạnh. Chất Farbidin sau khi vào đường ruột sẽ bị thủy phân khi gặp mật và dịch ruột có tác dụng kích thích nhu động ruột gây ra tẩy xổ. Nước hoặc cồn được chiết xuất từ khiên ngưu tử có công dụng hiệu quả trong việc gây tiêu chảy ở chuột nhắt, nhưng nước sắc không hiệu quả.

Tác dụng đối với thận: Khiên ngưu tử có tác dụng làm tăng tốc độ lọc inulin của thận.

Tác dụng trừ sâu: Khiên ngưu tử hoàn có tác dụng ức chế giun đũa.

Độc tính: Hạt bìm bìm có chứa độc tính có thể gây ngộ độc, ở những người có triệu chứng buồn nôn, nôn là do thuốc kích thích trực tiếp đường tiêu hóa. Nếu dùng ở liều cao có thể ảnh hưởng đến thận, dẫn đến tiểu ra máu cũng như các triệu chứng thần kinh.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây bìm bìm

Chữa phù do viêm thận

Lấy 100g khiên ngưu tử nghiền mịn; 80g táo tàu đã hấp chín, bỏ hạt, giã nát; 500g gừng tươi giã nhuyễn và vắt lấy nước. Đem các nguyên liệu trộn đều với nhau thành bột nhão, rồi hấp khoảng 30 phút, đảo đều tay và tiếp tục hấp trong 30 phút nữa là được.

Chữa trướng bụng do viêm thận mạn tính, xơ gan

Lấy 80g khiên ngưu tử và 40g hồi hương, trộn đều với nhau, dùng mỗi ngày một lần, mỗi lần dùng 8g, chiêu thuốc bằng nước sôi, nên uống khi đói và kiên trì điều trị trong 2 – 3 ngày.

Chữa tiểu buốt, tiểu rắt

Lấy 50g lá bìm bìm, 50g lá mảnh cộng đem sắc lấy nước uống, ngày uống 2 – 3 lần.

Hoặc lấy 30g lá bìm bìm, 30g lá mã đề và 20g râu ngô đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hoặc có thể lấy 30g lá bìm bìm, 20g râu ngô, 20g mã đề, 10g cam thảo dây và 10g rễ cỏ tranh, đem sắc uống hết trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.

Chữa gãy xương kín – Cây bìm bìm có tác dụng gì? 

Lấy dây bìm bìm, dây tơ hồng, dây đau xương và ráy leo với liều lượng bằng nhau. Đem các dược liệu giã nát, trộn cùng với rượu rồi đắp vào nơi xương bị gãy, mỗi ngày thay băng một lần, tuy nhiên cần phải chỉnh và nắn xương trước khi thực hiện.

Chữa phù nề sau sinh, tiểu ít

Lấy 50g lá bìm bìm, 50g ích mẫu, 50g lá dâu, 1 chén đậu đen và 2 tàu lá sen. Đem tất cả dược liệu sao vàng rồi đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang và uống liên tục trong 10 – 15 ngày.

Chữa tâm thần phân liệt

Lấy 24g khiên ngưu tử, 24g nấc, 16g kẹo mạch nha, 12g hùng hoàng và 12g đại hoàng. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, trộn đều rồi vo thành viên, mỗi ngày uống 4 viên, 1 liệu trình kéo dài 15 ngày, ngưng 7 ngày rồi tiếp tục liệu trình tiếp theo.

Những lưu ý khi sử dụng cây bìm bìm

  • Khiên ngưu tử có chứa tính độc nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc. Vì vậy, cần phải chú ý đến liều lượng khi sử dụng, dùng liều lượng phù hợp mới có thể mang lại hiệu quả tối đa.
  • Đối với phụ nữ mang thai và thể trạng yếu tuyệt đối không nên sử dụng loại dược liệu này.
  • Không dùng dược liệu bìm bìm với ba đậu, vì hai loại dược liệu này khắc nhau.
  • Một số chất trong vị thuốc này có thể tương tác với một số thành phần của sản phẩm thực phẩm chức năng mà bệnh nhân đang dùng. Vì vậy trước khi sử dụng loại dược liệu này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

2 thoughts on “Cây bìm bìm có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ cây bìm bìm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ