Trong đông y, cây bạch đầu ông có vị đắng, tính ngọt được sử dụng phổ biến để điều trị các chứng liên quan đến nhiệt. Cây bạch đầu ông được dùng để điều trị viêm gan, viêm ruột, viêm âm đạo, đau dạ dày, tiêu chảy, bệnh trĩ, đinh nhọt, rắn cắn, chảy máu cam,… Cây bạch đầu ông gì? Cây bạch đầu ông trị bệnh gì? Cây bạch đầu ông có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây bạch đầu ông, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiêt hơn qua bài viết sau đây.
Cây bạch đầu ông là gì?
Cây bạch đầu ông thuộc họ mao lương Ranunculaceae, có tên khoa học là Vernonia cinerea. Ngoài ra, cây bạch đầu còn được gọi với nhiều tên gọi khác như hồ vương sứ giả, phấn thảo, phấn nhũ thảo, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa,…
Hình ảnh cây bạch đầu ông

Cây bạch đầu ông là một loại cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 30-80 cm. Thân cây mọc thẳng đứng, màu xanh lục, có khía, xung quanh được bao phủ bởi lớp lông mềm màu trắng.
Lá mọc so le nhau, các lá mọc ở ở gốc có kích thước lớn hơn và cuống lá dài hơn so với các lá mọc ở ngọn. Lá có nhiều hình dạng như hình mũi mác, hình quả trám hoặc hình dài. Lá nhọn ở hai đầu và mép lá có răng cưa không đều.
Hoa bạch đầu ông mọc từ thân, cao khoảng 10 cm, hoa mọc thành cụm và có màu trắng. Các vảy mang hoa thường có cánh ở đỉnh, vảy ở phía dưới hẹp lại, không hoa, tồn tại trên trục hoa nhỏ. Quả bế có hình trứng ngược, dẹt, màu vàng nâu và có các chấm nhỏ. Cây bạch đầu ông thường ra hoa tháng 3-5 và cho quả tháng 5-6 hàng năm.
Phần rễ của bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, gầy, hơi cong, có chiều dài khoảng 6-20 cm. Bên ngoài rễ có màu nâu đất, có rãnh dọc không đều, đầu rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ và được bao phủ bởi các sợi lông tơ màu trắng.
Khu vực phân bố
Cây bạch đầu ông là loại cây sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới và thường kết trái từ tháng 6 kéo dài đến cuối năm. Chúng có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, Châu Đại Dương, Đông Á như Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia,… Trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, cây bạch đầu ông thường mọc khắp nơi như ven đường, bãi cát, bờ ruộng và những nơi có đất ẩm. Cây thường mọc phổ biến từ miền núi cao khoảng 1.500m trở lên, từ trung du và đồng bằng trừ vùng núi.
Thu hái, chế biến
Toàn bộ các bộ phận của cây bạch đầu ông đều có giá trị y học nên được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Cây bạch đầu được thu hái quanh năm. Khi nguyên liệu được thu hái về đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó sơ chế như sau:
- Đem dược liệu tẩm cùng với một ít rượu rồi đem sao qua.
- Đem dược liệu cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem phơi khô trong bóng râm, có thể sử dụng sống hoặc sao lên đều được.
Dược liệu khô hoặc sau khi được chế biến cho vào túi kín, để nơi thoáng mát, không ẩm thấp, thỉnh thoảng lấy ra phơi khô.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu cho thấy trong cây bạch đầu ông có chứa nhiều thành phần hóa học là dược tính quan trọng trong điều trị bệnh như Glucose, Oleanolic acid, Anemonol, Okinalin, Sitoseterol, Ranunculin, Pulsatoside, Proanemonin, Okinalein,…
Tác dụng dược lý – Cây bạch đầu ông có tác dụng gì?
Trong đông y cây bạch đầu ông có tác dụng gì?
Theo đông y, cây bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính hàn nên được quy vào 2 kinh vị và đại trường. Vị thuốc bạch đầu ông có tác dụng giúp an thần, chữa vết rắn cắn, đinh nhọt, đau bụng, tiêu chảy, sốt, ho, sổ mũi, chàm, hắc lào, chảy máu cam, suy nhược thần kinh, trĩ sưng đau, đau dạ dày, lỵ amip, cao huyết áp, viêm tuyến sữa, viêm gan,…
Ngoài ra, mỗi quốc gia đều nền y học bản địa riêng nên việc sử dụng cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.
- Ở Indonesia, rễ cây bạch đầu ông được dùng chữa ho, thấp khớp, đẻ khó. Phần lá được dùng chữa đau bụng, co thắt dạ dày, giải độc nọc rắn và toàn bộ cây được dùng điều trị tiêu chảy, chóng mặt. Ngoài ra, ở Java (Indonesia), cành ngọn non được dùng ăn sống hoặc nấu chín ăn thay, mặc dù chúng có vị đắng.
- Ở Philippin, nước sắc toàn cây bạch đầu được dùng để chữa ho và nước sắc từ rễ được sử dụng để điều trị đau dạ dày và tiêu chảy.
- Ở Thái Lan, lá được dùng để điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quản.
- Ở Đông Phi, lá và hoa được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh tiêu hóa.
- Ở miền Trung và Đông Hoa Kỳ, rễ được dùng để dưỡng huyết, điều kinh, giảm đau sau sinh, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
- Ở Trung Quốc, vị thuốc bạch đầu ông được dùng để chữa cảm mạo, sốt, ho, mát ngủ, suy nhược thần kinh, đái dầm ở trẻ em. Ngoài ra, khi bị lở nhọt, chấn thương do ngã, bị viêm tuyến vú thì lấy cây tươi đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng cần điều trị.
- Ở Ấn Độ, lá và toàn bộ cây bạch đầu ông, tốt nhất là khi cây vừa bắt đầu có hoa thì được dùng chữa co thắt bàng quang, tiểu tiện không tự chủ, tiểu rắt, chữa sốt, sốt rét, làm ra mồ hôi. Hạt bạch đầu ông được dùng để tẩy giun, đau quặn ruột, , chống đầy hơi, bệnh bạch biến, bệnh vẩy nến và các bệnh da mãn tính khác. Rễ dùng giải độc, chữa phù thũng, đau bụng, trừ giun. Hoa có thể điều trị viêm kết mạc và phần dịch cây được dùng bôi chữa trĩ.
Trong y học hiện đại cây bạch đầu ông có tác dụng gì?
- Cây bạch đầu ông có tác dụng điều trị lao xương, lao hạch sau khi đã vỡ mủ nhưng có tác dụng chậm và phải điều trị lâu dài.
- Dựa trên thực nghiệm cho thấy động vật dung nạp tốt với thuốc tốt mà không có biểu hiện độc hại.
- Dựa trên nghiên cứu cho thấy dược liệu có công dụng điều trị lỵ amip cấp và mãn tính.
- Làm giảm sự phát triển của vi rút gây bệnh Ranikhet.
- Trên thực nghiệm cho thấy dược liệu có khả năng ức chế sự gia tăng co bóp hồi tràng do acetylcholin gây ra.
- Dựa thử nghiệm vị thuốc bạch đầu ông có khả năng ức chế sự phát triển của cổ trướng.
- Với các liều 300mg, 700mg và 1000mg/kg có khả năng lợi tiểu.
- Vernonin là một saponin triterpenoid có chiết xuất từ cây bạch đầu ông được tiêm tĩnh mạch để giảm huyết áp ở chó. Mặt khác, vernonin có tác dụng đối với tim tương tự như digitalis, nhưng ít độc hơn.
- Theo nghiên cứu cho thấy chloroform, methanol và ether chiết xuất từ lá cây bạch đầu ông làm giảm số lần quặn đau và tăng ngưỡng đau.
- Có tác dụng chống viêm cấp tính của các tác nhân gây viêm thực nghiệm (histamin, carrageenin và serotonin) và ức chế phù.
- Tác dụng chống viêm mãn tính trên các mô hình thực nghiệm gây viêm khớp, u hạt.
- Tác dụng kháng khuẩn chống lại nhiều loại vi khuẩn như Shigella dysenteriae, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,… Và có tác dụng diệt côn trùng.
- Các sesquiterpene lacton trong dược liệu có tính gây độc tế bào mạnh đối với một số dòng tế bào ung thư.
- Các hợp chất phenolic của cây bạch đầu ông có tác dụng chống đái tháo đường và chống oxy hóa.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch đầu ông
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Lấy cây bạch đầu ông, hy thiêm và chua me đất với liều lượng mỗi loại là 15g. Đem các dược liệu sắc với lấy nước uống và dùng liên tục trong thời gian dài cho đến khi huyết áp ổn định.
Chữa suy nhược thần kinh
Lấy 15g bạch đầu ông, 15g hy thiêm, 12g me chua đất và 12g rau bợ. Đem các dược liệu rửa sạch, sắc lấy nước uống, áp dụng 2 – 3 liệu trình và mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày.
Chữa rong huyết, rong kinh
Lấy cây bạch đầu ông, bạc thau và lá ngải cứu mỗi loại 20g, đem các vị thuốc rửa sạch, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước uống. Dùng uống liên tục trong 10 ngày trước kỳ hành kinh và thực hiện 3 lần trong 3 tháng sẽ thấy thuyên giảm rõ.
Chữa trĩ ngoại – Cây bạch đầu ông có tác dụng gì?
Lấy rễ cây bạch đầu ông tươi đem rửa sạch bằng nước muối, vớt ra để ráo. Sau đó đem giã nát và đắp trực tiếp lên hậu môn, đắp khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước.
Chữa sốt, ho, sổ mũi
Lấy bạch đầu ông, lá gừa và ngũ trảo mỗi loại dược liệu 15g. Đem các dược liệu sắc với 5 chén nước, đun đến khi nước cạn lại còn 1 chén thì ngưng. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Chữa thoát vị bẹn – Cây bạch đầu ông có tác dụng gì?
Lấy một nắm bạch đầu ông tươi rửa sạch rồi giã nát rồi đắp trực tiếp lên vị trí sưng và để qua đêm. Kiên trì áp dụng sau 20 ngày bệnh sẽ được cải thiện thấy rõ.
Điều trị tình trạng rụng tóc ở trẻ
Lấy một nắm rễ bạch đầu ông dạng tươi đem rửa với nước muối loãng, vớt ra để ráo rồi giã nát đắp qua đêm, gội lại bằng nước mát.
Chữa lỵ ra máu do nhiễm độc lỵ amip và bệnh trĩ ra máu
Lấy 20g bạch đầu ông, 12g tần bì, 12g hoàng bá và 6g hoàng liên đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
Cây này ngày xưa mọc nhiều mà không biết tên nó là gì