Lá bạch đàn chứa nhiều tinh dầu được dùng nhiều trong sát khuẩn hô hấp khi viêm họng, nghẹt mũi, viêm phế quản, ho khan…Vậy lá bạch đàn có tác dụng gì? Lá bạch đàn có độc không? Xông lá bạch đàn có tác dụng gì? Life Gift sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây bạch đàn
Cây bạch đàn hay còn được biết đến với tên gọi khuynh diệp, tên khoa học Aromadendron Andrews ex Steud thuộc họ kim cương Myrtaceae. Đây là một loại cây được trồng chủ yếu để lấy gỗ, đồng thời còn cho nhiều tác dụng chữa bệnh.

Thân cây bạch đàn cao khoảng 30 mét, có kích thước lớn, vỏ cây hơi mềm và bong tróc thành từng mảng nhỏ khi được phơi khô. Một số loại bạch đàn thông dụng hiện nay là bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng và bạch đàn xoắn.
Lá bạch đàn có phiến dài, hơi hẹp, rộng khoảng 1 – 2cm và dài khoảng 15 – 20cm. Đây là bộ phận được sử dụng phổ biến trong y học để sản xuất dầu, điều trị các bệnh lý hô hấp bởi có chứa nhiều tinh dầu.
Lá bạch đàn tươi sẽ có hàm lượng tinh dầu cao hơn so với lá bạch đàn khô, khi khô lá sẽ tự rụng. Hoa bạch đàn thường có màu trắng, hay mọc ở nách lá.
Khu vực phân bố
Cây bạch đàn có nguồn gốc xuất xứ từ Úc và New Zealand, được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan, Philippines, New Guinea hoặc ở các vùng Địa Trung Hải hay Trung Đông.
Ở Việt Nam ta, cây bạch đàn được trồng nhiều ở khu vực phía Nam, chủ yếu để lấy gỗ và phục vụ cho y học.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
- Bộ phận cho nhiều tác dụng dược lý, được sử dụng trong y học của cây bạch đàn là phần lá và vỏ cây.
- Hằng năm vào khoảng đầu hè là thời điểm mà người ta thu hái lá khuynh diệp nhiều nhất để chiết xuất lấy tinh dầu.
- Sau khi thu hái, rửa sạch lá bạch đàn rồi đem phơi khô và bảo quản trong lọ kín, để nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
Thành phần hóa học
Lá bạch đàn có độc không? Lá bạch đàn có xông được không? Lá bạch đàn không những không có độc mà còn chứa hàm lượng tinh dầu khá cao như:
- Cineol 55%
- Citronelal 35%
- E.exserta
- E. camaldulensis
- Aldehyde valeric
- Butyric
Lá bạch đàn có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại lá bạch đàn có tác dụng gì?
- Kháng viêm: hỗn hợp tinh dầu trong lá bạch đàn giúp ngăn ngừa việc hình thành mủ ở những vết thương ngoài da, kích thích tái tạo và mau lành vết thương.
- Trị mụn nhọt, ghẻ: các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, lá bạch đàn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ghẻ ngứa, mụn nhọt đồng thời còn giúp giảm sưng tấy.
- Giảm stress: tinh dầu bạch đàn có tác dụng xoa dịu hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả.
- Ngừa ung thư: các chuyên gia đã chỉ ra, tinh dầu khuynh diệp có thể ngăn chặn sự hình thành và phân chia các tế bào, khối u ác tính.
- Giảm đau: dầu khuynh diệp cho hiệu quả trong việc điều trị các bệnh bong gân, viêm khớp, vết thương bầm tím và đau lưng.
Theo y học cổ truyền lá bạch đàn có tác dụng gì?
Theo đông y, lá bạch đàn có vị đắng, tính hàn với nhiều công dụng như:
- Long đờm, chữa ho có đờm, ho khan.
- Chữa bệnh đau xương nhức khớp.
- Trị cơ thể có mùi hôi.
- Chữa bệnh ghẻ ngứa ngoài da.
Những bài thuốc dân gian từ lá bạch đàn
Xông lá bạch đàn có tác dụng gì? Lá bạch đàn chữa viêm xoang
- Chuẩn bị: lá bạch đàn tươi, rửa sạch và vò nát.
- Thực hiện: hãm lá bạch đàn bằng nước sôi trong vài phút để thu được tinh dầu sau đó dùng khăn bông trùm lên đầu và bắt đầu xông hơi trong khoảng 15 phút. Trong quá trình xông cần hít thở đều đặn bằng hai mũi để tinh dầu có thể đi sâu vào mũi, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Tắm lá bạch đàn chữa viêm xoang – Lá bạch đàn có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: bó lá bạch đàn thành mộ bó nhỏ rồi treo lên vòi sen trong phòng tắm.
- Thực hiện: bật vòi sen ở chế độ nước nóng với nhiệt độ phù hợp với cơ thể, lúc này mùi tinh dầu sẽ tỏa ra theo hơi nước nóng. Bạn cần hít thở đều nhằm giúp tinh dầu đi vào mũi dễ dàng, lưu ý không nên tắm quá lâu.
Lá bạch đàn trị ghẻ, ghẻ ngứa – Lá bạch đàn có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bạch đàn tươi.
- Thực hiện: nấu lá bạch đàn với khoảng 200ml nước đến vừa sôi rồi pha cùng nước lạnh đến vừa ấm để tắm. Lưu ý lúc nấu nước cần đậy nắp nồi lại tránh để tinh dầu bay hơi đi mất.
Lá bạch đàn trị mùi hôi cơ thể
- Chuẩn bị: lá bạch đàn tươi.
- Thực hiện: giã nát lá bạch đàn rồi chà xát vào vùng da dưới cánh tay sau khi đã làm sạch cơ thể. Mỗi ngày thực hiện 2 lần trong khoảng 7 ngày sẽ thu được kết quả như ý muốn.
Lá khuynh diệp trị ho, đau nhức xương khớp
- Chuẩn bị: lá bạch đàn.
- Thực hiện: ép lá bạch đàn lấy phần tinh dầu bên trong lá. Dùng tinh dầu khuynh diệp bôi thoa vào cổ, ngực hay vùng da bị đau nhức sẽ giúp giảm tình trạng ho và đau hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng lá bạch đàn
Nếu có nhu cầu sử dụng lá bạch đàn thì trước hết cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Sử dụng lượng vừa phải, không nên lạm dụng hoặc dùng lượng quá nhiều.
- Khi chọn lá, nên chọn những lá đã già để thu được lượng tinh dầu dồi dào, tránh lá non.
- Không được uống chiết xuất từ lá bạch đàn.
- Hạn chế dùng tinh dầu lá bạch đàn cho trẻ em vì da trẻ còn mỏng dễ bị kích ứng.
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng.
Bài viết đã giới thiệu đến bạn lá bạch đàn có tác dụng gì, lá bạch đàn chữa viêm xoang, xông lá bạch đàn có tác dụng gì…Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng lá bạch đàn hiệu quả hơn nhé!
Tôi muốn mua tinh dầu bạch đàn