Nấm chaga có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ nấm chaga

Nấm chaga được biết đến với rất nhiều công dụng, chúng được rộ lên như một thần dược chỉ trong vài năm gần đây. Chúng mang đến những giá trị dinh dưỡng và những công dụng tuyệt với đến sức khỏe. Vậy nấm chaga là gì? Nấm chaga có tác dụng gì? Nấm chaga chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của nấm chaga, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Nấm chaga là gì?

Nấm chaga có tên khoa học là Inonotus Obquus, nấm mọc ký sinh trên thân cây bạch dương có hình dạng bên ngoài đen đúa, xù xì như một cục than cháy, có kích thước khoảng 25 – 38cm, bên trong là một lõi mềm có màu cam.

Hình ảnh nấm chaga

Nấm chaga có tác dụng gì?
Nấm chaga có tác dụng gì?

Mỗi cây nấm chaga có màu sắc khác nhau giữa các tai nấm, trong tự nhiên nấm thường có màu nâu vàng, nâu sẫm hoặc nâu phủ rêu, nấm có mùi thảo mộc dịu nhẹ, khi ngửi rất dễ chịu. Khi nấm chaga phát triển về kích thước hầu như cây bạch dương sẽ chết đi.

Nấm chaga xuất hiện nhiều ở các khu rừng tại Nga, Canada, một số quốc gia Đông và Bắc Âu. Nấm hầu như ở các vĩ độ phía Bắc và ôn đới của châu Âu, châu Á, châu Mỹ, vì đặc tính của chúng không thể chịu được nhiệt độ cao, do đó chúng không thể phát triển ở các vùng phía Nam.

Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu lạnh dưới 45 độ C. Một cây nấm trưởng thành có tuổi thọ lên đến 20 năm và có thể nặng tới 16kg, vì vậy chúng hấp thụ được nhiều dưỡng chất rất có tiềm năng trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ngoài ký sinh trên cây bạch dương nấm chaga cũng có thể tìm thấy trên vỏ và thân cây gỗ cứng rụng lá khác như cây sồi, cây sừng, cây alder và hạt dẻ. Nâm chaga phát triển qua bào tử xâm nhập các bộ phận bị hư hại của vỏ cây như cành gãy, vết nứt, cháy nắng.

Giá trị dinh dưỡng – Nấm chaga có tác dụng gì?

Trong nấm chaga có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

  • Sắc tố đen
  • Chất xơ rất phong phú
  • Khoáng chất
  • Chất tố gỗ
  • Đường glucan β
  • Các vitamin C
  • SOD
  • Polysacchride đa đường
  • Cellulose
  • Phytonutrient chất dinh dưỡng thực vật
  • Axit betulinic
  • Các nguyên tố vi lượng như Mg, Cu, Zn, Fe, B, Ba, Au, Zi, Sr, Co, Ni, Ge, Va, Ti, Ca, Al, Si, Cr, P, K,…
  • Có khoảng 215 thành phần khác.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng màng cứng của loại nấm có thể chiêt xuất các hợp chất triterpenoid, steroid, inotodiol, ergosterol, polyphenolic và axit trametenolic.

Trong đó, các dưỡng chất trong nấm chaga được đánh giá cao trong việc hỗ trợ và điều trị một số bệnh như:

  • Melanin: Trong nấm chaga có chứa khoảng 35.000 SOD.
  • Phyto – sterol: Trong nấm có chứa 25% inotodiol, 45% lanostreol và 30% còn lại là ergosterol, fecosterol cùng các dưỡng chất khác – Chúng có tác dụng phòng chống viêm nhiễm và hỗ trợ điều trị tăng cường đề kháng.
  • Betulin/axit betulinic: Việc sử dụng thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe, giảm khả năng mắc bệnh.
  • Endo – Polysaccharid: Trong Tây y, nấm được tinh chế thành Alpha – Fuco glucomannan – Có công dụng tăng cường và hỗ trợ miễn dịch cho não và gan.
  • Bổ sung nhiều khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Nấm chaga có tác dụng gì?

Chống lão hóa

Stress oxy hóa có thể dẫn đến các dấu hiệu lão hóa trên cơ thể, chẳng hạn như nếp nhăn, da chảy xệ và tóc bạc. Các yếu tố tiêu cực như ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp,… Cũng có thể dẫn đến các gốc tự do trong cơ thể tồn động lại, mà cơ thể khó trung hòa, điều này cũng tăng tốc nhanh quá trình lão hóa da.

Về lý thuyết, cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa hơn có thể làm chậm quá trình lão hóa và thậm chí đảo ngược các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy được.

Nấm chaga rất giàu vitamin C, vì vậy thưởng thức trà làm từ loại nấm này có thể bổ sung cho cơ thể chất chống oxy hóa cần thiết và ngăn ngừa da có dấu hiệu lão hóa.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Cytokine được biết đến như là sứ giả hóa học của hệ thống miễn dịch. Chúng là những protein kích thích các tế bào bạch cầu, trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại nhiều bệnh tật.

Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng của nấm Chaga có thể giúp điều chỉnh sản xuất các cytokine, cách giúp các tế bào giao tiếp với nhau nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, từ cảm nhẹ đến các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị bệnh tiểu đường

Dưới góc độ khoa học, các chuyên gia đã nghiên cứu về tác dụng của nấm Chaga đối với chuột mắc bệnh tiểu đường. Chuột được cho uống Chaga với liều 900mg/kg, kết quả cho thấy những con chuột giảm lượng glucose trong máu lúc đói và cải thiện khả năng dung nạp glucose.

Nó cũng làm tăng mức glycogen (đường dự trữ) trong gan và cải thiện tình trạng kháng insulin, công dụng này có được là do hoạt động của chuỗi polysaccharide của nấm.

Chất chống oxy hóa – Nấm chaga có tác dụng gì?

Các nghiên cứu hóa học đã chứng minh rằng nấm chaga tạo ra nhiều loại chất chuyển hóa thứ cấp bao gồm các hợp chất phenolic, triterpenoids và melanin. Một số thành phần trên có tác dụng chống oxy hóa, kháng virus mạnh mẽ. Vì vậy, uống trà nấm Chaga cũng giúp duy trì vẻ ngoài trẻ trung và khỏe mạnh.

Hỗ trợ điều trị nhiều loại virus

Nấm chaga có chứa hàm lượng cao axit betulinic – Có đặc tính chống viêm và kháng virus. Các thành phần dược tính của nấm Chaga có khả năng ngăn ngừa một số loại virus gây bệnh.

Các nghiên cứu về chiết xuất của nấm Chaga có tác dụng kháng virus bao gồm cả virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV-1). Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu chiết xuất nấm chaga trong một loại thuốc kháng virus mới có tác dụng ức chế sự nhân lên của HIV.

Giảm cholesterol – Nấm chaga có tác dụng gì?

Một tác dụng của nấm Chaga mà không phải ai cũng biết đó là loại nấm này có thể làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Cholesterol cao luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch và dẫn đến các tình trạng bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Mặt khác, thực phẩm này có chứa các thành phần tích cực tốt cho sức khỏe và sẽ là nguồn thực phẩm hữu ích trong quá trình chống lại bệnh tim mạch.

Cách sử dụng nấm chaga

Nấm chaga được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia, chúng được sử dụng bằng nhiều cách kháng nhau như sử dụng dạng bột, sắc uống nước hoặc đã qua bào chế thành viên, nước, trà túi lọc.

Cắt lát, nấu nước uống

Nấm chaga sau khi thu hoạch sẽ có dạng hình khối to, sau khi mua về thì cắt lát khối nhỏ để tiện sử dụng. Nấm cần cắt mỏng khoảng 2mm, khi sử dụng chỉ cần lấy khoảng 8 lát nấm nấu cùng với 2 lít nước, đun sôi khoảng 60 phút là có thể sử dụng được, uống sau khi nước nguội và uống hết trong ngày.Sau khi uống hết nước sắc lần 1, có thể lấy phần bã nấu cùng với 1 lít nước, đun sôi trong 30 phút cho nấm ra hết dưỡng chất thì dùng. Đối với 8 lát nấm chaga mỏng có thể sắc được 3 – 4 lần, sắc đến khi thấy nước nhạt thì bỏ bả thay nấm mới.

Ngâm rượu

Cắt nấm chaga thành từng lát mỏng khoảng 2mm, rửa sạch để ráo nước, tiếp đó cho vào bình thủy tinh ngâm cùng với rượu 45 độ, đậy kín nắp bảo quản nơi khô ráo ánh ánh nắng nắng mặt trời chiếu trực tiếp, cứ 1kg nấm chaga thì ngâm cùng với 15 lít rượu. Sau khi ngâm 2 – 3 tháng là có thể sử dụng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10ml rượu, uống có liều lượng và tránh lạm dụng.

Nghiền thành bột, hãm trà – Nấm chaga có tác dụng gì?

Nấm chaga có thể xay thành bột rồi bảo quản trong lọ thủy tinh sử dụng dần, mỗi lần sử dụng 1 muỗng cafe cho vào ly cúng với 200ml nước sôi và khuấy đều, đậy kín miệng ly, đợi khoảng 30 phút cho nấm ra hết dược chất là dùng được.

Hoặc có thể dùng 30g chaga cắt lát cho vào ấm hoặc bình giữ nhiệt cùng với 2 lít nước sôi, đậy nắp, hãm qua đêm, sang hôm sau là dùng được. Sauk hi uống hết nước hôm trước thì cho thêm nước sôi hãm để qua đêm và tiếp tục sử dụng cho hôm sau.

Nên uống nước chaga khi còn nóng, uống sau bữa ăn 2 tiếng, khi sử dụng chaga nên uống nhiều nước để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng.

Mức độ an toàn và tác dụng phụ

  • Nấm chaga thường được dung nạp tốt, tuy nhiên không có nghiên cứu nào được tiến hành để xác nhận sự an toàn cũng như liệu lượng thích hợp của nó. Không có nghiên cứu an toàn về nấm chaga đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Trên thực tế, nấm chaga có thể gây tương tác với một số thuốc thông thường gay ra các tác dụng phụ.
  • Nấm chaga có thể gây rủi ro cho những sử dụng insulin hoặc mắc bệnh tiểu đường do tác động của nó đối với lượng đường trong máu.
  • Hơn nữa, nấm chaga cũng chứa một loại protein có khả năng ngăn ngừa đông máu. Vì vậy, nếu người bệnh đang dùng thuốc làm loãng máu, đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc bị rối loạn đông máu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nấm chaga.

One thought on “Nấm chaga có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ nấm chaga

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ