Lidocain được dùng để gây tê khi nội soi, khi đặt thiết bị vào cơ thể hoặc làm giảm cảm giác đau cho bệnh nhân…Vậy lidocain là thuốc gì, lidocain có tác dụng gì, liều dùng như thế nào? Mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về lidocain nhé!
Lidocain là thuốc gì?
Lidocain là thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amid, được sử dụng rộng rãi do tác dụng gây tê nhanh và mạnh, dùng được cho cả người dị ứng với thuốc tê loại este.
Ngoài ra lidocain còn được biết đến là thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1B, dùng điều trị loạn nhịp tâm thất, giảm nguy cơ rung thất ở người nhồi máu cơ tim…

Chỉ định – Lidocain là thuốc gì?
Lidocain có tác dụng ức chế sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh, được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Gây tê tại chỗ: gây tê phần niêm mạc trước thăm khám, nội soi, đặt thiết bị kỹ thuật hoặc làm giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân.
- Gây tê các lớp và thần kinh: gây tê thần kinh ngoại vi, hạch giao cảm, tủy sống…
- Điều trị loạn nhịp: đặc biệt là loạn nhịp cấp tính sau nhồi máu cơ tim, nhịp nhanh và rung tâm thất.
- Khi tiến hành phẫu thuật tim hoặc thông tim.
Chống chỉ định – Lidocain là thuốc gì?
Nếu bạn thuộc những trường hợp dưới đây, hãy báo cho bác sĩ biết trước khi thực hiện một cuộc phẫu thuật hoặc tiếp nhận phác đồ điều trị mới.
- Bệnh nhân bị chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Người có tiền sử mẫn cảm với lidocain hoặc các thuốc tê nhóm amid.
- Bệnh nhân suy tim nặng hoặc block trong thất.
- Người mắc hội chứng Adams-Stokes, Wolf-Parkinson-White.
Dạng bào chế và hàm lượng – Lidocain là thuốc gì?
Thuốc lidocain có nhiều hàm lượng (được tính theo lidocaine hydroclorid) tương ứng với những dạng bào chế như:
Thuốc dùng ngoài
- Gel lidocain 2% (30 ml) và gel 2,5 % (15 ml).
- Lidocain mỡ 2,5% và 5% (35 g).
- Dung dịch lidocain 2% (15 ml, 240 ml) và 4% (50 ml).
- Lidocain dạng bôi 2% (56 g) và 4% (5 g, 15 g, 30 g).
- Lidocain dạng xịt (phun mù) 10% (38 g)
Thuốc tiêm
- Lidocain 0,5% (50 ml).
- Lidocain 1% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml).
- Lidocain 1,5% (20 ml).
- Lidocain 2% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml).
- Lidocain 4% (5 ml).
- Lidocain 10% (3 ml, 5 ml, 10 ml).
- Lidocain 20% (10 ml, 20 ml).
Dung dịch tiêm truyền
- Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong glucose 5%
- Dung dịch lidocain 0,2% (500 ml).
- Dung dịch lidocain 0,4% (250 ml, 500 ml, 1000 ml).
- Dung dịch lidocain 0,8% (250 ml, 500 ml).
Lidocain liều dùng và cách dùng – Lidocain là thuốc gì?
Liều dùng lidocain cho người trưởng thành
- Gây tê tại chỗ, niêm mạc (mũi, miệng, họng, khí quản, thực quản, niệu – sinh dục…): bôi trực tiếp lidocain 2 – 10%, liều tối đa là 500 mg cho người 70 kg.
- Gây tê từng lớp, từng vùng: tiêm lidocain 0,5 – 1%. Nếu pha thêm adrenalin liều 4,5 mg/kg, nếu không pha adrenalin liều 7 mg/kg.
- Gây tê phong bế thần kinh: tiêm lidocain 1 – 1,5% vào gần dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh để phong bế trong 2 – 4 giờ với liều tương tự ở trên.
- Điều trị loạn nhịp thất cấp tính: dùng 3 – 4 mg/kg trong 20 – 30 phút và thực hiện tiêm truyền 1- 4 mg/phút để duy trì sự ổn định nồng độ thuốc trong huyết tương.
Liều dùng cho bệnh nhân đang mang bệnh lý
- Suy gan, suy tim: cần giảm liều khởi đầu 0,75 mg/phút hoặc 10 mcg/kg/phút, tốc độ tiêm truyền tối đa 1,5 mg/phút hoặc 20 mcg/kg/phút.
- Nhồi máu cơ tim cấp: cần sử dụng liều phù hợp để nồng độ lidocain trong huyết tương cao hơn bình thường nhằm chống loạn nhịp.
Quá liều và cách xử trí – Lidocain có tác dụng gì?
Triệu chứng quá liều thuốc lidocain
- An thần, hôn mê.
- Xuất hiện cơn co giật, ngừng hô hấp.
- Ngừng xoang, suy tim, hạ huyết áp.
- Kéo dài khoảng QRS và QT.
- Chóng mặt, run, rối loạn tiêu hóa
Cách xử trí khi quá liều lidocain
- Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp, truyền dịch.
- Dùng thuốc tăng huyết áp, chống co giật.
- Dùng natri bicarbonat để phục hồi QRS.
- Thải trừ lidocain bằng thẩm phân máu.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng lidocain
Trong quá trình sử dụng lidocain sẽ có những tác dụng phụ xảy ra, bạn cần chú ý những tác dụng phụ sau đây:
- Thường gặp: hạ huyết áp, nhức đầu, rét run..
- Ít gặp: block tim, loạn nhịp, ngừng tim, khó thở, hôn mê, co giật, ảo giác, ngứa, phù da, tê quanh môi và đầu lưỡi. Buồn nôn, nhìn mờ, nói líu nhíu, kích động…
Tương tác giữa lidocain và các thuốc khác
Tương tác thuốc giữa lidocain và các thuốc khác có thể làm tăng, giảm, mất, tác dụng hoặc tăng độc tính của các thuốc tham gia tương tác, cụ thể:
- Thời gian tác dụng của lidocain có thể được kéo dài hơn khi kết hợp cùng adrenalin.
- Các thuốc tê thuộc nhóm amid như bupivacain, ropivacain…nói chung hay lidocain nói riêng khi dùng chung với thuốc chống loạn nhịp sẽ làm tăng nguy cơ ức chế tim.
- Thuốc chẹn beta có thể làm chậm chuyển hóa lidocain dẫn đến ngộ độc nếu dùng đồng thời 2 thuốc.
- Nguy cơ ngộ độc lidocain do dùng chung với thuốc dạ dày cimetidin sẽ tăng do nó ức chế sự chuyển hóa của lidocain ở gan.
- Dùng lidocain cùng lúc với thuốc dạ dày ranitidine sẽ khiến độ thanh thải của lidocain giảm đi.
- Tác dụng giãn cơ của succinylcholin có thể sẽ tăng lên nếu dùng chung với lidocain.
- Lidocain có thể làm tăng tác dụng của thuốc trị gout colchicin, thuốc kháng ung thư tamoxifen, thuốc kích thích chọn lọc beta 2 giao cảm, thuốc lợi tiểu tolvaptan nếu dùng chung với nhau.
- Amiodaron, conivaptan, thuốc chẹn beta có thể làm tăng tác dụng của lidocain nếu dùng cùng lúc.
- Các thuốc chống virus như amprenavir, atazanavir, darunavir, lopinavir có thể làm tăng nồng độ lidocain trong huyết tương dẫn đến nguy cơ gia tăng độc tố.
- Dùng lidocain đồng thời với quinupristin có thể làm tăng nồng độ lidocain, tăng nguy cơ loạn nhịp thất.
- Thuốc giãn cơ suxamethonium nếu dùng đồng thời với lidocain có thể sẽ làm tăng nguy cơ phong tỏa thần kinh cơ.
Trước khi dùng thuốc lidocain, bạn cần báo cáo với bác sĩ của mình về những loại thuốc tân dược lẫn đông dược mà bạn đang dùng. Bởi vì những tương tác nêu trên không bao gồm tất cả tương tác có thể xảy ra.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc lidocain
- Chế phẩm lidocain chứa chất bảo quản không được khuyến cáo dùng để gây tê tủy sống, ngoài màng cứng hoặc gây tê khoang cùng.
- Hết sức thận trọng khi dùng lidocain cho bệnh nhân suy tim, suy hô hấp, bệnh gan, giảm thể tích máu, loạn nhịp độ 1, rung nhĩ…
- Ở những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc suy nhược cơ thể rất dễ bị ngộ độc toàn thân với lidocain, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng cho những đối tượng này.
- Tuyệt đối không được tiêm lidocain vào vùng mô bị nhiễm khuẩn hoặc niệu đạo bị chấn thương vì sẽ gây phản ứng nhanh toàn thân.
- Sự hấp thu của lidocain sẽ gia tăng khi dùng cho những người bị tổn thương da hoặc bị bỏng.
- Không có tài liệu báo cáo về lidocain đối với phụ nữ mang thai và hiện tại nó vẫn được dùng nhiều trên đối tượng này.
- Lidocain phân bố lượng nhỏ trong sữa mẹ, vậy nên không có nguy cơ đối với trẻ nhỏ.
- Hãy đảm bảo mọi chức năng cơ thể đã hoạt động bình thường sau khi dùng lidocain trước khi vận hành máy móc tàu xe.
Tin rằng qua bài viết, lidocain là thuốc gì, chỉ định, liều dùng, cách sử dụng như thế nào…sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về lidocain và sử dụng thuốc hợp lý hơn.
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình nhé