Huyết thanh là gì? Huyết thanh có phải là huyết tương hay không?

Chúng ta đã từng được nghe hay ai đó nhắc đến huyết thanh. Thế nhưng, huyết thanh là gì? Tác dụng như thế nào? Liệu huyết thanh có phải là huyết tương hay không vẫn là những câu hỏi được nhiều người đặt ra. Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng Life Gift khám phá chi tiết dưới đây.

Huyết thanh là gì?

Trong máu của con người có chứa một dung dịch nước và được tạo ra từ quá trình tích tụ trong máu bao gồm các protein, các tế bào bạch cầu, hồng cầu thì được gọi là huyết thanh. Ngoài ra, nó còn được hiểu là huyết tương chỉ giữ lại các chất điện giải, còn tế bào và protein đông máu đã bị loại bỏ.

Nó có chứa nhiều nguyên tố vi và đa lượng. Có thể kể đến như Canxi, Natri, Kali, Magie, photpho, clorua, axit uric,… Những thành phần này đều rất cần thiết cho cơ thể và mang đến nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe của con người.

Để lấy được huyết thanh, người ta sẽ thực hiện như sau:

  • Tiến hành làm đông máu trong thời gian nhất định.
  • Khi máu đã đông, dùng que thử để đun ống có đựng máu đông. Sau một thời gian đun, người ta sẽ loại máu đã đông ra bên ngoài.
  • Tiếp đến sẽ ly tâm ống.

Sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương

Như đã nói ở trên, huyết tương sau khi loại bỏ máu đã đông và protein ra ngoài sẽ thu được huyết thanh. Như vậy, về cơ bản chúng có sự khác nhau nhất định. Cụ thể như sau:

Về đặc điểm

  • Huyết tương

Máu được tạo ra trong cơ thể người bao gồm các tế bào máu (tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu) kết hợp cùng với huyết tương. Theo đó, tổng lượng máu trong cơ thể có chứa đến 55 – 65% là huyết tương. 

 

  • Huyết thanh

Thành phần và biểu hiện  bình thường sẽ tương đồng với huyết tương. Theo đó, chúng cũng được cấu tạo bởi nước, các nguyên tố vi lượng.

Thế nhưng, khác biệt rõ ràng nhất là huyết thanh không có chứa yếu tố đông máu Fibrinogen. Đặc biệt, huyết thanh không phải chất đông máu cũng không phải dạng tế bào máu. Vì thế, thành phần của chúng không có chứa tế bào hồng cầu hoặc bạch cầu.

Do vậy, khi huyết tương không có chứa tơ huyết thì đó là huyết thanh. Bởi thế, huyết tương sẽ bao gồm có nội tiết tố, kháng nguyên, kháng thể, chất điện giải, những protein không sử dụng trong quá trình đông máu và chất ngoại sinh.

Màu sắc

  • Huyết tương

Ở những người khỏe mạnh, huyết tương có màu vàng nhạt, trong suốt và là chất lỏng. 

Tình trạng sinh lý của cơ thể sẽ tác động đến màu sắc của huyết tương. Chẳng hạn, huyết tương sẽ có màu đục sau bữa ăn. Thế nhưng, sau khi ăn vài giờ, huyết tương sẽ trong hơn và có màu vàng chanh.

  • Huyết thanh

Đối với những mẫu bất thường sẽ có thể là biểu hiện của cholesterol trong máu cao. Cũng có thể là do trong máu tăng Bilirubin. Lúc này, màu sắc của huyết thanh có thể là vàng đậm, đục hay màu sữa.

Thành phần

  • Huyết tương

Trong huyết tương có chứa tới 90% là nước. Và các chất tan còn lại chỉ chứa 10% như protein huyết tương, muối vô cơ, các thành phần hữu cơ khác. Ngoài ra, huyết tương còn chứa một số muối điện ly như Na, K, Ca,…

Lượng protein hòa tan trong huyết tương chiếm 7% thể tích. Trong đó, các loại protein quan trọng nhất phải kể đến là Albumin, Globulin, Fibrinogen.

  • Huyết thanh

Những nguyên tố vi lượng và đa lượng sẽ cấu tạo nên thành phần của huyết thanh. Có thể kể đến như Magie, Canxi, Kali, Natri, axit uric, glucose, Phosphor, Magie, Enzyme, bilirubin, creatinine,…

Những ứng dụng

Hiện huyết thanh được ứng dụng khá rộng rãi trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh.

Chẩn đoán bệnh

Y học sử dụng để chẩn đoán một số bệnh như:

  • Chẩn đoán bệnh liên quan đến đường sinh dục như bệnh giang mai, sùi mào gà do HPV, nhiễm nấm, bệnh Herpes sinh dục do HSV,…
  • Chẩn đoán bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS.
  • Chẩn đoán một số bệnh ngoài da như rubella, bệnh sởi.
  • Chẩn đoán một số bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra là Brucellosis, Amebiasis.
  • Chẩn đoán bệnh viêm gan B.

Truyền huyết thanh

Thành phần mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như sức khỏe con người. Vì thế, các bác sĩ thường tiến hành truyền cho những mục đích sau:

  • Khi cơ thể có dấu hiệu dị ứng, thiếu hụt miễn dịch,… sẽ được chỉ định truyền để bổ sung.
  • Giúp những người bị nhiễm trùng có thể được chữa khỏi hiệu quả.
  • Trong một số trường hợp, đây là một giải pháp khá hay nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh như uốn ván, ho gà, sởi,…
  • Một số trường hợp, còn phòng ngừa một số bệnh như quai bị, viêm gan B,…

Tuy nhiên, việc truyền huyết thanh phải chú ý đến liều lượng và tiền sử của người bệnh đã từng truyền hay chưa. Nếu quá trình làm thử nghiệm phản ứng mà có dấu hiệu phản ứng thì không nên áp dụng để tránh gây hại cho cơ thể. 

Trên đây là những chia sẻ của Life Gift về huyết thanh cũng như phân biệt giữa huyết thanh với huyết tương. Hy vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn, giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức về y khoa.

2 thoughts on “Huyết thanh là gì? Huyết thanh có phải là huyết tương hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ