Cây húng quế là một loại gia vị quen thuộc ở nước ta đồng thời nó còn là loại dược liệu chứa hàm lượng tinh dầu cao có lợi cho sức khỏe. Vậy cây húng quế có tác dụng gì? Uống nước rau húng quế có tác dụng gì? Cách sử dụng lá húng quế, cùng tìm hiểu nhé!
Giới thiệu dược liệu húng quế
Dược liệu húng quế tên khoa học Ocimum basilicum thuộc họ Hoa môi Lamiaceae, đây là loại thực vật thân thảo thường mọc thành từng bụi nhỏ. Thân cây nhẵn ít khi có luống, phân cành từ dưới gốc và có chiều cao khoảng 50 đến 60 cm.
Hình ảnh cây húng quế

Khi còn non, thân cây có màu xanh hoặc tía với ít lông tơ, tiết diện vuông và lõm ở 4 cạnh. Khi đã già, cây chuyển sang màu xám, lồi ở 4 gốc hoặc hơi tròn, bề mặt nhẵn.
Lá cây húng quế màu xanh lục mọc chéo nhau theo hình chữ thập, phiến lá hình trứng, đầu lá hơi nhọn dài khoảng 3-8 cm, rộng 2-5 cm. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở giữa mặt lá, cuống màu xanh nhạt, hình trụ dài khoảng 2-5 cm và có ít lông ngắn.
Hóa húng quế mọc từ ngọn cành theo từng cụm nhỏ không đều nhau, mỗi hoa thường có 5 cánh màu trắng hồng với cuống màu xanh hoặc màu tía, lá đài màu tím sẫm hoặc xanh nhạt.
Khu vực phân bố và sinh thái
Theo các nghiên cứu về nguồn gốc thực vật ghi chép lại, cây húng quế xuất xứ từ các nước thuộc khu vực Châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc, sau di thực sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam ta.
Tại nước ta, cây húng quế phân bố rộng khắp ở mọi miền đất nước từ làng quê, đồng ruộng, thành phố cho đến các vùng ven biển.
Cây húng quế là loại thực vật ưa sáng, chịu ẩm tốt và có thể sinh trưởng mạnh mẽ trong mùa mưa khi độ ẩm trong không khí lên cao. Nếu muốn gieo trồng cây húng quế, cần chọn loại đất thịt hoặc đất phù sa bởi chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp cây phát triển thuận lợi.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Theo đông y, bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây húng quế là phần cành, lá và hoa bởi chúng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như thành phần hóa học có tính dược lý cao.
Mùa hoa húng quế thường rơi vào từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm. Khi hoa húng quế nở rộ là thời điểm nên tiến hành thu hái cành, lá, hoa làm dược liệu.
Sau khi thu hái, chia cành, lá, hoa thành 3 phần riêng biệt, rửa sạch rồi đem phơi khô trong 3-4 ngày là có thể dùng được. Cần bảo quản dược liệu trong túi hoặc lọ kín có nắp đậy, để ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp và mối mọt làm hỏng dược liệu.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu khoa học về dược liệu húng quế, các chuyên gia đã công bố những loại tinh dầu và các thành phần hóa học khác như:
Cây húng quế có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền rau húng quế cho tác dụng gì?
Trong các tài liệu đông y ghi chép về cây thuốc dân tộc, cây húng quế có vị cay tính nóng, mùi thơm dễ chịu, quy kinh vào kinh tâm và phế với nhiều tác dụng tuyệt vời như:
- Giảm đau, giải cảm
- Tán máu ứ, lợi tiểu
- Nhuận tràng
- Bồi bổ thần kinh
Theo y học hiện đại cây húng quế có tác dụng gì?
- Giảm viêm khớp: Lượng eugenol dồi dào trong tinh dầu húng quế được các chuyên gia cho rằng có khả năng ức chế hoạt động của cyclooxygenase gây phản ứng viêm, tương tự như nhóm thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs. Vì thế, tinh dầu húng quế có tác dụng giảm đau trong các bệnh liên quan đến viêm khớp.
- Kháng khuẩn, kháng nấm: Tinh dầu tổng hợp được chiết xuất từ cây húng quế giúp chống lại sự tồn tại và nhân lên của một số loại vi khuẩn vi nấm nhờ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Chống oxy hóa: Thành phần phytonutrient trong cây húng quế là một vi chất có tác dụng chống lại sự oxy hóa đồng thời bảo vệ cấu trúc tế bào. Cụ thể 2 chất orientin và vicenin trong phytonutrinent giúp bảo vệ nhiễm sắc thể, chống lại các yếu tố gây nên phản ứng oxy hóa trong cơ thể.
- Ngoài ra, cây húng quế còn có tác dụng giảm ho, long đờm, giảm sung huyết, làm dịu thần kinh, tăng tuần hoàn máu, giảm acid uric trong máu, bổ thận.
Những bài thuốc dân gian từ cây húng quế
Lá húng quế chữa đau răng – Cây húng quế có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: 15g cành và lá húng quế tươi
- Thực hiện: cho tất cả dược liệu vào ấm, thêm 400 ml nước và sắc đến khi còn lại khoảng 200 ml thì gạn lấy phần nước, để nguội và súc miệng hằng ngày.
Cách làm nước húng quế chữa đau đầu
- Chuẩn bị: 20-40 lá và hoa húng quế (dùng dạng khô)
- Thực hiện: hãm lá và hoa húng quế trong bình trà hoặc bình giữ nhiệt với lượng nước vừa đủ (khoảng 500 ml), uống thay nước trà mỗi ngày.
Chữa dị ứng – Cây húng quế có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: hạt húng quế 3-6g, lá húng quế 20-30g.
- Thực hiện: ngâm hạt húng quế với nước đến mềm rồi cho vào cối giã nát cùng với phần lá. Vắt lấy phần nước uống còn phần bã thì thoa trực tiếp lên vùng da đang bị dị ứng. Hoặc có thể dùng lá húng quế khô nấu nước tắm và đun nước uống hằng ngày.
Chữa ho có đờm – Cây húng quế có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: lá húng quế tươi 15g, quất xanh 4 quả và một ít đường phèn.
- Thực hiện: rửa sạch lá húng chó rồi ngâm với muối, sau 15 phút vớt ra xay nhuyễn rồi cho vào chén, thêm quất và đường phèn đem chưng cách thủy trong 10 phút (khi đun nhớ đậy nắp kỹ tránh để lượng tinh dầu trong dược liệu bay đi hết). Mỗi ngày có thể dùng 1-2 lần.
Chữa ho, viêm họng, cảm sốt – Cây húng quế có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: cây húng quế 20g, củ rẻ quạt 6g và 5 lát gừng tươi.
- Thực hiện: sắc tất cả dược liệu với 1 lít nước trong khoảng 20 phút rồi chia thành 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày sẽ giúp giải cảm, giảm ho và hạ sốt.
Cây húng quế có chứa nhiều tinh dầu vô cùng tốt cho sức khỏe, có thể bổ sung bằng cách ăn trực tiếp hoặc dùng thực phẩm chức năng. Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng từ húng quế thì liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – ĐẦU TƯ LIFE GIFT VIỆT NAM
Văn phòng đại diện: số 68, đường 24B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy: Lô A3, Khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Hotline: 0336 469 088
Email: sales@lifegiftvietnam.net
Website: https://www.giacongthucphamchucnang.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/giacongthucphamchucnanghcm
Bài cùng chuyên mục: