Các loại tá dược là thành phần không thể thiếu trong các loại thực phẩm chức năng. Vậy chúng gồm những gì? Nếu muốn được giải đáp, xem ngay nội dung bài viết dưới đây của LIFE GIFT!
Tá dược là gì?
Tá dược là các chất không có hoạt tính thường xuyên được dùng khi bào chế thuốc. Thông thường những công thức bào chế thuốc trong thành phần sẽ có hoạt chất dược lý mạnh nên sẽ yêu cầu cần có tá dược pha loãng. Các loại tác dược cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng giải phóng và hấp thu dược chất của thuốc vào bên trong cơ thể.
Các loại tá dược thường đóng góp nhiều vai trò lớn trong việc pha chế, sản xuất thuốc như làm tăng khả năng hòa tan, cũng như trơn chảy của thuốc.

Ngoài ra, tá dược còn giúp ổn định đảm bảo có thể đạt được thời hạn dùng như mong muốn.
Hiện nay IPEC – Liên đoàn hội đồng tá dược dược phẩm quốc tế đã đưa ra các quy định về dược phẩm đã đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn và chức năng riêng cho từng tá dược. IPEC – Châu Mỹ cùng rất nhiều đối tác khác như Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc,.. chính là nguồn cung cấp tá dược chính cho cộng đồng.
Vai trò của các loại tá dược với thực phẩm chức năng
Với thực phẩm chức năng, các loại tá dược đóng nhiều vai trò quan trọng: Là chất dung môi, chống oxy hóa, chất đệm điều chỉnh độ PH, chất sát khuẩn,…Tóm lại tác dụng chung của chúng gồm giúp ổn định và hoàn thiện viên thuốc hoàn hảo trước khi đưa tới tay người bệnh sử dụng.
Các loại tá dược giúp đưa những hoạt chất có chứa dược tính tới chính xác các cơ quan cần điều trị. Song nếu dùng riêng lẻ thì những loại tá dược này sẽ không có kết quả chữa trị bệnh.

Đây cũng được coi là một bí mật trong kinh doanh ngành dược. Hầu hết những nhà sản xuất thực phẩm chức năng khi công bố thành phần, sẽ chỉ cho ra những thành phần chính và giấu đi một vài chất khác (còn được gọi bằng tá dược). Nếu thiếu những loại tá dược này chắc chắn sẽ không thể sản xuất ra được loại thực phẩm chức năng này, hạn chế tình trạng thuốc giả,..
Các loại tá dược được dùng trong sản xuất thực phẩm chức năng
Tùy từng loại thuốc được điều chế, mà người sản xuất sẽ cân nhắc cho thêm các loại tá dược phù hợp. Sau đây chính là những loại tá dược thường hay dùng:
Chất kết dính – Các loại tá dược
Đóng vai trò dùng để liên kết tất cả các thành phần có trong thuốc, đồng thời giúp tăng thêm thể thuốc.
Những chất kết dính phổ biến gồm: Saccharide, chất dẫn xuất Protein, gelatin; Chất Polyme tổng hợp: polyvinylpyrrolidone, polyethylene glycol… Ngoài ra, chất kết dính cũng có thể thêm vào thuốc dạng nước hay dạng bột
Chất làm tan
Công dụng của các loại tá dược giúp viên thuốc tan ra, tạo thành nhiều mẩu nhỏ, từ đó giúp hoạt chất hấp thụ vào cơ thể hiệu quả. Tá dược phát huy công dụng hiệu quả cao trong ống tiêu hóa.

Những chất làm tan thường dùng gồm: Tinh bột biến tính, Polyme mạch cầu,…
Chất chống dính
Một trong những chất chống dính được dùng phổ biến nhất là Magie stearat. Tá dược này có tác dụng tách rời các viên thuốc. Chất này chuyên dùng trong việc sản xuất thuốc viên đóng hộp.
Chất bao phủ
Dùng để bao phủ toàn bộ viên thuốc, giống như lớp bảo vệ thần kỳ giúp thuốc tránh khỏi tác động của độ ẩm. Đặc biệt, nó còn giúp những loại thuốc có mùi khó chịu trở lên dễ uống hơn.
Chất bao phủ hay dùng gồm: cellulose ethe, các loại polime tổng hợp, gelatin, protein bắp zein, polysaccharide, …
Chất làm đầy
Một trong các chất tá dược này có tác dụng giúp viên thuốc tăng kích thước. Mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất lẫn người dùng. Tuy nhiên khi dùng chất này trong sản xuất sản phẩm chức năng cần phải đảm bảo các yếu tố:
- Phù hợp khi dùng chung với những thành phần khác
- Trơ về mặt hóa học
- Tránh hút ẩm
- Giá thành rẻ
- Khả năng kết đặc tốt;
- Không mùi hoặc mùi dễ chịu
Các chất làm đầy thông dụng thường dùng:
- Cellulose: Hay dùng khi sản xuất thuốc nang, thuốc viên;
- Dầu thực vật: Chuyên dùng với loại thuốc nang;
- Canxi cacbonat, glucose, Dicanxi photphat; Magie stearat, lactose….
Hương liệu – Các loại tá dược
Công dụng chính là giúp làm giảm mùi vị khó chịu của nhiều loại hoạt chất, từ đó giúp thuốc trở lên dễ uống hơn. Nguồn gốc của hương liệu có thể là từ hoa quả hoặc qua tổng hợp.
Các loại hương liệu thường dùng:
+Giảm vị đắng: Hồi, hoa anh đào, lá bạc hà.
+Giảm vị mặn: Mơ, cam thảo, quả đào
+ Giảm vị chua: cam thảo, mâm xôi
+ Giảm vị gắt: Vani

Màu thực phẩm
Có khả năng giúp các loại thuốc trở lên bắt mắt hơn, ngoài ra nhờ chúng mà các loại thuốc trở lên dễ nhận biết hơn.
Chất làm ngọt
Thường hay dùng trong sản xuất các loại thuốc cần nhai hoặc siro dạng nước. Chất làm ngọt hay dùng nhiều và phổ biến là đường.
Chất bảo quản
Công dụng chính là duy trì tác dụng của thuốc trong thời hạn sử dụng thuốc. Một số chất bảo quản phổ biến:
+ Vitamin: Vitamin A, E & C;
+ Axit amin: cysteine & methionine;
+ Ngoài ra, còn có Acid citric, natri citrat.
Trên đây là thông tin về các loại tá dược thường hay dùng khi sản xuất thực phẩm chức năng. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức hay và bổ ích.
Mình cần tư vấn
Tôi cần tư vấn
Tôi cần tư vấn về tá dược mà nhà máy đưa vào sản phẩm để đóng viên
tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn
Tôi cần tư vấn
Mình cần tư vấn