Tỷ lệ rối loạn tiền đình hiện nay đang ngày một tăng lên nhiều hơn và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân vì sao lại có căn bệnh này? Triệu chứng nhận biết bệnh như thế nào để điều trị đúng bệnh? Bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây của Life Gift.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình là hệ thống thần kinh nằm ở phía sau ốc tai giúp duy trì thăng bằng, phối hợp cử động đầu, mắt, thân. Đường dẫn truyền thông tin điều khiển hệ thống tiền đình là dây thần kinh số 8. Khi người cúi, xoay người, di chuyển thì hệ tiền đình cũng nghiêng theo để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Vậy khi rối loạn tiền đình là khi hệ thông tin dẫn truyền đến tiền định bị sai lệch, làm cho cơ thể dễ bị mất thăng bằng, khó kiểm soát… Hơn nữa, sự tắc nghẽn mạch máu lên não cũng khiến hệ tiền đình nhận thông tin chậm, sai lệch…
Rối loạn tiền đình có 2 loại như sau:
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Đây là dạng bệnh rất lành tính, chỉ làm người bệnh hay bị khó chịu khi sinh hoạt, hay bị chóng mặt khi thay đổi tư thế. Nặng hơn nữa thì người bệnh sẽ bị buồn nôn kèm theo chóng mặt, ù tai kéo dài, nặng đầu…
Rối loạn tiền đình trung ương
Đây là trường hợp người bệnh đi lại khó khăn hơn, dễ choáng, chóng mặt, buồn nôn. Bệnh do tổn thương nhân tiền đình, đường liên hệ của các dây tiền đình ở thân não; hoặc do xơ vữa động mạch đưa máu đến não bộ.
Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình và nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là các yếu tố tác động như:
- Do bị thiếu máu, mạch máu dẫn lên não bị tắc nghẽn, hệ thống tiền đình không được cung cấp đúng thông tin từ não bộ truyền đến.
- Do bị viêm tai giữa vì vi khuẩn, viêm dây thần kinh, u não…
- Do bị chấn thương ở vùng đầu.
- Do người bệnh ít vận động, ngồi lâu, ngồi nhiều gây co thắt động mạch cột sống làm thiếu máu lên não.
- Do uống nhiều rượu, bia, các đồ ăn không sạch.
- Do tâm lý luôn bị căng thẳng, mệt mỏi do nhiều áp lực trong cuộc sống.
- Do các yếu tố di truyền hoặc môi trường sống xung quanh có quá nhiều tiếng ồn.
Đối với những người bị rối loạn tiền đình, cuộc sống sinh hoạt, học tập sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng như:
- Cơ thể luôn luôn bị mệt mỏi, khó đi lại, không thể sinh hoạt, làm việc như bình thường.
- Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu làm bạn không thể tập trung học tập hay làm việc khiến chất lượng công việc giảm sút đáng kể.
- Khi bị bệnh nặng có thể sẽ bị ngất bất cứ khi nào.
- Rối loạn thính giác, bị ù tai.
Rối loạn tiền đình và triệu chứng cơ bản
Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường xuất hiện rất nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu bạn không nắm rõ những triệu chứng này sẽ rất khó xác định bệnh và không tìm được hướng điều trị phù hợp.
Các triệu chứng cơ bản bạn cần biết như sau:
- Dễ bị choáng, chóng mặt, quay cuồng
- Khó đi lại, dễ bị mất cân bằng và bị ngã, không định hướng được không gian
- Hay bị rối loạn thị giác, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng
- Dễ bị ù tai
- Thay đổi tâm lý do lo lắng, căng thẳng kéo dài dẫn đến mất tập trung, giảm sự chú ý
Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh khác nhau mà các triệu chứng xuất hiện cũng có sự khác nhau. Với người càng lớn tuổi thì các triệu chứng sẽ càng nặng hơn. Nếu không xác định và điều trị nhanh chóng thì căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt, công việc, lao động…
Một số loại rau củ tốt cho người rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình ăn gì tốt? Theo nghiên cứu, có một số loại rau rất tốt cho người bị bệnh tiền đình như:
- Rau bina giúp giảm triệu chứng chóng mặt, nâng cao thị lực; hạn chế tăng huyết áp để máu lưu thông dễ dàng.
- Khoai tây chứa nhiều vitamin A, vitamin C giúp giảm căng thẳng, giãn mạch máu cho não bộ làm việc tốt hơn; chất xơ giúp giảm huyết áp.
- Bông cải xanh chứa vitamin A chống oxy hóa, tăng hiệu quả của mắt; vitamin K giúp máu lưu thông dễ dàng khắp cơ thể, giảm tình trạng thiếu oxy.
- Đậu nành với lượng vitamin K dồi dào nhằm bảo vệ hệ thần kinh; omega 3 giúp giảm các căn bệnh về tim mạch.
- Nấm với lượng vitamin B2, B3, B5 dồi dào giúp giảm sự căng thẳng, điều hòa giấc ngủ. Chất xơ và vitamin C, kali sẽ giúp làm giảm huyết áp, ngừa bệnh tim mạch, thần kinh.
- Cà chua giúp cho người bệnh ngăn ngừa được tình trạng quáng gà, thoái hóa điểm vàng, tăng thị lực; hỗ trợ điều trị thiếu máu, tăng huyết áp…
Bên cạnh các loại thực phẩm trên, bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm để tránh triệu chứng nặng hơn như:
- Các loại đồ ăn, đồ uống có lượng muối, lượng đường cao.
- Các loại đồ ăn, đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có gas. Chúng sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương, gây ra đau đầu, làm rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình tuy không quá nguy hiểm với sức khỏe người bệnh nhưng bạn cũng nên để ý để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Hãy cùng Life Gift chăm sóc thật tốt cho sức khỏe của mình nhé!
Tư vấn chi tiết cho tôi nhé
Mình cần tư vấn ạ