Vỏ cây gạo là vỏ được lấy từ thân cây gạo để chữa bong gân, đau mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, quai bị, đau răng…Vậy vỏ cây gạo có tác dụng gì? Vỏ cây gạo ngâm rượu. Những bài thuốc dân gian từ vỏ cây gạo. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Cây gạo là cây gì?
Cây gạo hay còn gọi là mộc miên, hồng miên…có tên khoa học Bombax ceiba thuộc họ Gạo Bombacaceae. Đây là một loại cây sống ở vùng nhiệt đới có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là phần vỏ cây gạo.

Thân cây gạo cao, thẳng, xung quanh mang những gai nhọn nhằm bảo vệ thực vật trước sự tấn công của động vật, thông thường, cây gạo có thể cao đến 15 mét.
Lá cây gạo thuộc loại lá kép chân vịt, mọc so le. Hoa 5 cánh màu đỏ và thường mọc thành từng chùm vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Quả của cây gạo là loại quả nang to, bên trong chứa nhiều hạt mang lông trắng dài như sợi bông.
Khu vực phân bố
Cây gạo là loại cây phổ biến thường phân bố rộng rãi ở những khu vực thuộc đồng bằng bắc bộ nước ta như Mỹ Đức, Phú Xuyên…
Cây gạo khá dễ trồng, có thể mọc tự nhiên, thông thường kể từ ngày trồng thì sau 2 đến 3 năm cây sẽ cao đến 2-3 mét. Cây gạo thường nở rộ vào thời điểm sang xuân mang đến khung trời đỏ rực đẹp mắt vô cùng ở những làng quê nước ta.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Trong y học cổ truyền, cây gạo được xem là một trong những dược liệu quý được sử dụng chữa bệnh nhiều ở nước ta.
Bộ phận được dùng làm thuốc của cây gạo chính là vỏ cây gạo, rễ, thân, hoa…Khi thu hái người ta sẽ làm sạch, phơi khô rồi bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.
Thành phần hóa học
Cây gạo nói chung và phần vỏ cây gạo nói riêng có chứa nhiều thành phần dược lý mang đến hiệu quả chữa bệnh đã được y học chứng minh như:
- Protein
- Carbohydrate
- Canxi
- Maggie
- Phospho
- Tannin
Vỏ cây gạo có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền vỏ cây gạo có tác dụng gì?
Theo đông y, vỏ cây gạo có vị cay, tính bình với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như: khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu thũng…chủ trị:
- Viêm loét dạ dày
- Tiêu chảy, kiết lỵ
- Viêm khớp, đau khớp
- Chấn thương phần mềm, bong gân
- Gãy xương, nứt xương.
Theo y học hiện đại vỏ cây gạo có tác dụng gì?
Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học ghi nhận, nhờ thành phần chất nhầy cao mà vỏ cây gạo có tác dụng bôi trơn cho phần sụn khớp gối, rất có lợi cho bệnh đau nhức xương khớp. Đặc biệt là những bệnh nhân đi lại khó khăn do thoái hóa khớp, hay khô chất nhờn trong khớp gối.
Những bài thuốc dân gian từ vỏ cây gạo
Vỏ cây gạo chữa bong gân – Vỏ cây gạo có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: vỏ cây gạo và lá lốt mỗi vị 16g.
- Thực hiện: rửa sạch cả 2 loại dược liệu rồi đem sắc cùng với 750 ml nước lọc đến khi còn lại khoảng 250 ml thì gạn lấy phần nước sắc uống khi còn nóng.
- Hoặc có thể đem vỏ cây gạo, rau má, vòi voi và bồ công anh giã nát rồi đắp trực tiếp lên vết thương.
Vỏ cây gạo chữa phù nề, sưng tấy do chấn thương
- Chuẩn bị: vỏ cây gạo, củ nghệ vàng mỗi vị 100g.
- Thực hiện: vỏ cây gạo băm nhỏ rồi giã nát, nghệ vàng đem thái mỏng, thêm ít rượu và trộn đều hỗn hợp. Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vị trí vùng tổn thương, sau 10 phút gỡ ra và lau sạch bằng khăn khô.
Vỏ cây gạo ngâm rượu chữa đau nhức xương và đau cơ
- Chuẩn bị: vỏ cây gạo, dây đau xương mỗi vị 1kg, vỏ cây lá đắng 1-2kg.
- Thực hiện: thái nhỏ tất cả dược liệu, đem phơi khô rồi sắc với 200ml nước lọc thành cao lỏng. Sau đó hòa thêm 200ml rượu và 100ml sirô vào hỗn hợp dược liệu, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 50ml.
Vỏ cây gạo chữa đau răng, nhức răng – Vỏ cây gạo có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: 15g vỏ cây gạo.
- Thực hiện: đem sắc 15g dược liệu với 20ml nước thành nước đặc rồi ngậm nhiều lần trong ngày sẽ giúp răng nướu bớt sưng đau.
Vỏ cây gạo chữa bệnh quai bị – Vỏ cây gạo có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: 10-15g vỏ cây gạo.
- Thực hiện: có thể đem dược liệu sắc với 200ml nước lọc đến khi còn lại khoảng ½ thì gạn lấy phần nước sắc uống khi còn nóng. Hoặc có thể rửa sạch rồi giã nát dược liệu để đắp trực tiếp lên vết thương sẽ cho tác dụng hạ nhiệt, tiêu sưng, giảm đau nhanh hơn.
Chữa tiểu rắt, tiểu buốt – Vỏ cây gạo có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: vỏ cây gạo, kim ngân hoa và hạ khô thảo mỗi vị 15g.
- Thực hiện: rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm, thêm 500ml nước lọc và sắc đến khi còn lại 200ml thì gạn lấy phần nước sắc uống khi còn ấm nóng.
Lưu ý: người có cơ địa nóng trong, dễ bốc hỏa và phụ nữ có thai không được dùng vỏ cây gạo làm thuốc chữa bệnh.
Vỏ cây gạo có tác dụng gì đã được liệt kê chi tiết qua bài viết. Nếu bạn đang có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng từ dược liệu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay nhé!
Mình cần tư vấn