Nhiều người lo lắng vì không biết bệnh rối loạn tiền đình có đáng lo ngại hay không? Hiện nay bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và dần trẻ hóa ở nước ta. Bệnh diễn ra ngày càng phổ biến và có nguy cơ sẽ chuyển biến thành nhiều bệnh nguy hiểm khác. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết bệnh, biểu hiện và dấu hiệu của bệnh là gì? Nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị? Hãy cũng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu nhé!
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thống thần kinh ở phía sau hốc tai. Tiền đình có vai trò giữ cân bằng cho cơ thể khi hoạt động, duy trì các trạng thái ở các tư thế xoay người, di chuyển,… Đồng thời trong hoạt động, phối hợp với các bộ phận cử động như tay, chân, mắt, thân mình,…
Rối loạn tiền đình là tình trạng dẫn truyền xung đột và tiếp nhận thông tin bị ảnh hưởng. Quá trình này khiến cho tiền đình bị rối loạn hoặc động mạch bị tắc nghẽn không thể cung cấp đủ máu cho các bộ phận tế bào não. Đặc biệt, bộ phận tiền đình không đủ máu, oxy hoạt động, cung cấp máu.

Phân loại và triệu chứng bệnh
Hiện nay bệnh có hai loại rối loạn tiền đình phổ biến:
Rối loạn tiền đình ngoại biên:
Do tổn thương bộ phận tiền đinh tại vùng tai trong hoặc có bệnh lý tắc mạch máu vùng sau cổ hoặc do tổn thương dây thần kinh tiền đình. Triệu chứng thường rầm rộ bệnh nhân thường mất cân bằng và chóng mặt nhiều khi thay đổi tư thế nhưng vẫn khá tỉnh táo khi di chuyển. Nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh chiếm tới 90 – 95% bệnh nhân.
Bệnh xuất hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, bệnh nhân không thể đi đứng được hay thay đổi từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt nếu chóng mặt thường xuyên và kèm theo nôn ói rất nhiều và kéo dài, nặng đầu, ù tai, giảm thính lực, khó tập trung,… Tình trạng này thường xảy ra đối với những người ngồi làm việc văn phòng do thường xuyên tiếp xúc với máy tính và ngồi lâu trong phòng lạnh sẽ khiến vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh và lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền.
Rối loạn tiền đình trung ương:
Do các tổn thương nhân tiền đình ở tiểu não và thân não. Nguyên nhân là do động mạch mang máu đến nuôi não bị thiểu năng do tình trạng xơ vữa động mạch. Nhóm bệnh này thường ít gặp và các triệu chứng cũng không rầm rộ. Người bệnh thường cảm thấy khó đi lại, sa sầm mặt mày,… Nhóm bệnh này thường khó chữa và nguy hiểm hơn nhóm rối loạn tiền đinh ngoại biên.
Ở giai đoạn đầu bệnh có triệu chứng nhẹ như người mệt mỏi, mất ngủ nhưng người bệnh thường không chú ý tới. Tuy nhiên, sau một thời gian bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ thấy choáng vàng khi đổi tư thế, đi đứng không vững, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng,…
Kết quả cho thấy:
- 80% có tâm coi nhẹ bệnh, chủ quan khi thấy một số triệu chứng liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình nên thường không đi khám và điều trị.
- 77% người bệnh không biết rõ về bệnh, thường hay nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
- 58% người bệnh tự chẩn đoán bệnh hoặc nghe người khác chẩn đoán theo kinh nghiệm chứ không hề đến bệnh viện để khám hay kiểm tra tình hình sức khỏe.
- Điều này cho thấy càng nhấn mạnh tầm quan trọng về việc hiểu và cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh để được điều trị tạm thời.
Những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên:
- Do tai biến, thiếu máu, huyết áp thấp, các bệnh về tim mạch,… Gây tắc nghẽn mạch máu làm lưu lượng máu lên não kém
- Do mất ngủ, căng thẳng, áp lực công việc làm tổn thương đến hệ thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương thì hệ tống tiền đình nhận thông tin không chính xác, hoạt động sai, rối loạn.
- Do hậu quả của các bệnh u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, u não, viêm tai giữa,…
- Người quá gầy hoặc quá béo có nguy cơ rối loạn tiền đình
- Bệnh hay gặp ở những người cao tuổi do chức năng một số cơ quan bị suy giảm
- Bị mất máu quá nhiều, cơ thể nhiễm độc, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng một số loại thuốc,…
- Thường xuyên sống trong môi trường có thời tiết chuyển mùa, có nhiều tiếng ổn, ít vận động,…
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình
Tuổi tác: Bất kỳ ai dù ở độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh, người tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Theo ước tính cứ 100 người với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên thì có khoảng 35 người mắc bệnh.
Tiền sử vị chóng mặt: Người từng bị chóng mặt có khả năng hoa mắt, choáng vàng, mất thăng bằng,… Làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Triệu chứng bệnh ở một số người chỉ thoáng qua trong vài ngày.Tuy nhiên cũng có thể tái phát và kéo dài liên tục. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày cảnh báo những biến chứng khó lường.
Những triệu chứng bệnh thường ập đến khi người bệnh di chuyển có nguy cơ bị ngã, chấn thương nặng hoặc nhẹ thì chỉ trầy. Đặc biệt nếu người bệnh đang tham gia giao thông có thể gây tai nạn và chấn thương nghiêm trọng.
Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm là đột quỵ, do lưu lượng máu lên não kém. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình nên thăm khám để được điều trị kịp thời.
Tránh nhầm lẫn bệnh rối loạn tiền đình và bệnh rối loạn tuần hoàn não
Bệnh rối loạn tiền đình và bệnh rối loạn tuần hoàn não có những biểu hiện tương đối giống nhau như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu,… Nên thường dễ bị nhầm lẫn mặc dù hai bệnh không hề giống nhau.
Bệnh rối loạn tuần hoàn não (thiếu máu não)
Là tình trạng lượng máu đến nuôi não bị suy giảm. Chủ yếu gây ra bởi một số bệnh mãn tính như bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn, xơ cứng mạch máu não,… Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác như stress, ít vận động, béo phì, rượu bia, thuốc lá,… Cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Rối loạn tiền đình
Là trạng thái mất cân bằng về tư thế nên người bệnh cảm thấy chóng mặt, lảo đảo, đi đứng khó khăn, ù tai, buồn nôn, khó chịu.
Tóm lại, bệnh rối loạn tuần hoàn não là một trong những yếu tố gây nên chứ không phải là rối loạn tiền đình.
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
Hiện nay, có khá nhiều cách chẩn đoán mà bạn có thể lựa chọn hoặc bác sĩ có thể chỉ định thực hiện ở vài trường hợp nhất định. Ngoài ra, các bác sĩ có thể hỏi thăm tình trạng bệnh và đánh giá chức năng hệ tiền đình.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh như sau:
- Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG): Đây là một quy trình liên tiếp bao gồm sử dụng các điện cực nhỏ và xét nghiệm. Kế đó, điện ký được đặt lên vùng da quanh mắt để đo những chuyển động của mắt. Thông qua điều này các bác sĩ có thể đánh giá được dấu hiệu rối loạn các chức năng tiền đình.
- Đo âm ốc tai (OEA): Đây là phương pháp giúp cung cấp thông tin về các tế bào lông di chuyển trong ốc tai. Phương pháp này được tiến hành bằng cách đo sự kích thích của các tế bào bằng một loạt các kích thích âm thanh khác nhau.
- Xét nghiệm xoay vòng: Phương pháp này được dùng để đánh giá mức độ phối hợp hoạt động của tai trong và mắt. Xét nghiệm này sử dụng các điện cực hoặc các kính video để theo dõi những di chuyển của mắt khi đầu di chuyển.
- Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể. Có tác dụng phát hiện ra tai biến, các khối u và sự bất thường về các mô mềm trên cơ thể.
Chế độ nghỉ ngơi và vận động đối với người mắc bệnh rối loạn tiền đình
Chế độ nghỉ ngơi
Người bệnh ngoài việc dùng thuốc còn cần phải thay đổi lối sống, hành vi bao gồm:
- Khi ngủ không kê gối quá cao, nằm đầu thấp
- Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học
- Tập thể dục vừa phải, vận động nhẹ để lưu thông khí huyết
- Tránh căng thẳng, stress, cân bằng cuộc sống
- Mát xa mặt, xoa nắn vùng thái dương
- Nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tốt nhất nên ngủ từ 6 tiếng trở lên.
- Tránh tâm trạng phiền muộn vì có thể gây ra cảm giác không thoải mái, điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn
Bài tập dành cho người mắc bệnh rối loạn tiền đình
Người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên tập thể dục thường xuyên để bệnh cải thiện tốt hơn. Do đó, ta tập theo các bài tập sau:
Tập đầu và cổ: Tập cúi đầu xuống, ngửa đầu ra sau, nghiêng đầu sang phải hết cỡ. Quay đầu chữ O từ phải qua trái và ngược lại khoảng 10 – 15 lần.Nằm ngửa, một tay để lên đỉnh đầu, một tay dưới cằm, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên phải và ngược lại, có tiếng kêu răng tắc là tốt. Tiếp theo, đan các ngón vào nhau đặt vào sau gáy, rồi gập mạnh cằm về phía ngực khoảng 10 lần.
Xoa tay, mắt, mặt: Lấy hai bàn miết mạnh vào nhau cho nóng rồi xoa đều lên mặt, tai và hốc mắt khoảng 10 lần, động tác này giúp tác động lên các nút thần kinh mặt, tai và mắt.
Tập thể dục chạy đi chạy lại nhẹ nhàng tầm 10 phút. Đứng dạng hai chân, cúi người xuống, hai aty hướng xuống đất, đầu ngón tay chạm ngón chân cái, sau đó vung hai tay, quay mặt về bên phải và bên trái hết cỡ làm 10 lần.
thực phẩm chức năng có hỗ trợ được bệnh này không
Tư vấn cho mình nhé