Pectin thoạt đầu nghe có vẻ khá xa lạ đối với nhiều người, nhưng thật sự là hợp chất một polysaccharide tồn tại phổ biến trong thực vật, là thành phần tham gia xây dựng cấu trúc tế bào thực vật. Những nghiên cứu mới nhất của y học hiện nay đã chứng minh được nhiều hoạt chất vô cùng hữu hiệu trong công tác phân hủy lượng mỡ thừa cơ thể, đầu tiên phải kể đến là dưỡng chất…
Vậy Pectin là gì? Lợi ích của Pectin đối với sức khỏe ngày nay? Bài phân tích về thành phần Pectin của gia công thực phẩm chức năng Life Gift dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần này.
Pectin là gì?
Thoạt đầu nghe có vẻ khá xa lạ đối với nhiều người, nhưng thật sự là hợp chất một polysaccharide tồn tại phổ biến trong thực vật, là thành phần tham gia xây dựng cấu trúc tế bào thực vật.
Đối với cơ thể người, polysaccharide đóng vai trò là chất chống oxy hóa, cũng như là một thành phần thiết yếu cấu tạo nên cơ thể người. Đối với người lớn, đã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc hấp thu đầy đủ Pectin sẽ hỗ trợ làm giảm cholesterol và chất béo trung tính, điều hòa lượng đường trong máu, chữa lành vết thương, trẻ hóa làn da và có nhiều lợi ích khác.
Phân loại Pectin
Ở thực vật pectin tồn tại chủ yếu ở 2 dạng là pectin hòa tan và protopectin không hòa tan.
Những chất pectin hòa tan, có trong dịch tế bào.
Protopectin là dạng không hòa tan nằm trong thành tế bào và các lớp gian bào, đóng vai trò chất “cốt” và “xi măng”.
Dưới tác dụng của acid, enzyme protopectinaza hoặc khi gia nhiệt thì protopectin chuyển thành pectin. Là hợp chất có nhiều ứng dụng trong thực phẩm và dùng làm sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiệu quả, phòng nhiều bệnh.
Pectin dùng làm sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiệu quả, phòng nhiều bệnh
Giảm cholesterol trong máu
Đây là một chất hòa tan trong nước có thể liên kết cholesterol trong ruột, do đó ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol vào máu. Chúng có trong các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và hạt. Thêm vào đó, những thực phẩm lành mạnh này được biết với khả năng làm giảm cholesterol vì hàm lượng chất xơ của chúng.
Một nghiên cứu khác được tiến hành tại Đại học Y khoa Đại học Florida phát hiện ra rằng một chế độ ăn bổ sung pectin bưởi, không thay đổi lối sống, có thể làm giảm đáng kể cholesterol huyết tương. Nghiên cứu kéo dài trong 16 tuần, với 27 tình nguyện viên là những người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành do tăng cholesterol máu từ trung bình đến cao. Nghiên cứu không can thiệp vào chế độ ăn uống hoặc lối sống của người tham gia. Bổ sung pectin bưởi làm giảm cholesterol huyết tương 7, 6% và cholesterol LDL (LDL-C) 10, 8%.
Tăng cường hoạt động tiêu hóa
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Agricultural and Food Chemistry cho thấy pectin làm giảm mức độ tiêu hóa lipid, do sự tương tác liên kết với các thành phần đặc biệt của đường tiêu hóa. Những giọt chất béo lớn được chia nhỏ thành những hạt bé hơn bởi enzyme lipase do tuyến tụy tiết ra. Điều này giúp cơ thể của bạn phân hủy chất béo thành các axit béo.
Bên cạnh, Pectin còn có chức năng cải thiện hội chứng ruột kích thích (IBS). Trong nghiên cứu trên 87 người sử dụng pectin táo cho kết quả: sau 6 tuần bổ sung (mỗi ngày 24g), triệu chứng IBS có xu hướng giảm nhanh chóng, đồng thời tăng số lượng lợi khuẩn có trong ruột.
Thực hiện chức năng kiểm soát tiêu chảy
Pectin tăng độ mềm và thể tích phân. Do đó, nó thường được sử dụng như một biện pháp tự nhiên để giảm táo bón và tiêu chảy.
Một nghiên cứu năm 2001 được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Sức khỏe ở Bangladesh đã đánh giá tác dụng có lợi trên đường ruột của chất xơ của chuối xanh hoặc pectin đối với trẻ em bị tiêu chảy dai dẳng. Kết quả cho thấy, thành phần này giảm đáng kể lượng phân, dung dịch bù nước, dịch truyền tĩnh mạch, tần suất nôn và tiêu chảy – Pectin là một biện pháp quan trọng để điều trị tiêu chảy.
Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường
Chất này làm chậm hoạt động của các enzym phân giải tinh bột và đường. Sự hấp thụ carbohydrate và đường bị chậm lại do hàm lượng chất xơ. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng tăng lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu năm 1988, công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung pectin trên 12 bệnh nhân tiểu đường loại 2 không phụ thuộc insulin. Những người tham gia đã được kiểm tra dịch dạ dày, mức độ dung nạp glucose và đáp ứng hormone sau khi được cung cấp chế độ ăn ít chất xơ 2,400 calo trong hai tuần, tiếp theo là 4 tuần bổ sung 20 gram pectin táo.
Kết quả, việc duy trì ăn uống pectin làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và cải thiện khả năng dung nạp glucose, trở thành phương pháp điều trị tự nhiên đối với bệnh tiểu đường.
Đóng vai trò hỗ trợ giảm cân
Một nghiên cứu năm 2014 được tiến hành tại Đại học Wageningen ở Hà Lan đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung pectin cho 29 người tham gia. Các kết quả cho thấy pectin dạng gel, có thể làm giảm sự thèm ăn, tăng năng lượng và giảm phản ứng insulin.
hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng
Đặc trưng của viêm loét đại tràng là tình trạng viêm nhiễm, đau và tiêu chảy. Pectin được tìm thấy từ quả táo được các nhà khoa học chứng minh là có khả năng cải thiện được triệu chứng này bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy chức năng tiêu hóa.
Thực phẩm nào giàu Pectin?
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm thấy Pectin sẵn ở dạng bột hầu hết các cửa hàng thực phẩm.
Cách dùng Pectin để phòng và chữa bệnh
Chống táo bón, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: Uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.
Giảm béo, ngừa tiểu đường: Uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.
Chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh): mỗi lần dùng 20ml cách nhau 20 phút/lần trong giờ đầu.
Ưu điểm và nhược điểm của Pectin
Pectin là một polysaccharide tự nhiên, được coi là an toàn cho con người và đã được sử dụng thành công nhiều năm trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.
Ưu điểm: tạo thành gel và kết đông, giúp thực phẩm được định hình tốt hơn và tác dụng tốt đối với sức khỏe người dùng.
Nhược điểm:
Pectin có thể làm giảm lượng kháng sinh tetracycline mà cơ thể có thể hấp thu được. Vì lý do này, dùng pectin với kháng sinh tetracycline có thể làm giảm hiệu quả của tetracycline. Để tránh sự tương tác này, dùng pectin trước hai giờ hoặc sau bốn giờ khi uống kháng sinh tetracycline. Một số kháng sinh tetracycline bao gồm demeclocycline (Declomycin), minocycline (Minocin) và tetracycline (Achromycin).
Pectin có nhiều chất xơ có thể làm giảm sự hấp thụ và làm giảm hiệu quả của digoxin (Lanoxin). Theo nguyên tắc chung, bất kỳ loại thuốc uống nào đều phải uống trước một giờ trước hoặc sau bốn giờ khi dùng pectin để ngăn chặn sự tương tác này.
Lovastatin (Mevacor) được sử dụng để giúp giảm cholesterol, pectin có thể làm giảm lượng lovastatin cơ thể hấp thụ và giảm hiệu quả của thuốc này. Để tránh sự tương tác này, hãy dùng thành phần này ít nhất một giờ sau khi dùng lovastatin.
Để đạt được độ đông của Pectin như mong muốn (phù hợp cho mỗi loại thực phẩm), bạn cần chú ý đến các yếu tố: nhiệt độ, hàm lượng đường, hàm lượng axit cũng như loại pectin sử dụng.
Lời Kết
Tóm lại, Pectin được sử dụng rất phổ biến. Bên cạnh đó, thành phần này có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn không nên lạm dụng. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp.
Bạn có thể truy cập gia công thực phẩm chức năng Life GIft để xem thêm các bài viết liên quan khác.
thông tin hữu ích