Methyl salicylate là gì? Tác dụng và cách dùng

Methyl salicylate thường được dùng trong các trường hợp đau lưng, bong gân, căng cơ, viêm khớp…Vậy methyl salicylate là gì? Methyl salicylate có tác dụng gì? Methyl salicylate thuộc nhóm nào? Cùng Life Gift tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

Methyl salicylate là gì?

Methyl salicylate hay Salicylic Acid Methyl Ester là dẫn xuất của Acid Salicylic. Nó thuộc sản phẩm của tự nhiên được chiết xuất từ nhiều loại cây như lộc đề, bạch dương…

Đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau tại chỗ theo cơ chế ngăn chặn sản xuất chất trung gian gây đau, gây viêm như prostaglandin, vì vậy nó được xếp vào nhóm giảm đau không steroid (NSAID).

Methyl salicylate thường được phối hợp với các loại tinh dầu như Menthol (có trong cây bạc hà), Camphor, Capsaicin…tạo thành chế phẩm bôi ngoài da hoặc băng dính giúp giảm đau lưng, đau thắt lưng, bong gân…

Methyl salicylate là gì?
Methyl salicylate là gì?

Chỉ định – Methyl salicylate là gì?

  • Methyl salicylate thường được chỉ định để ngăn ngừa vết loét, làm cứng da bàn chân.
  • Dùng tại chỗ, giảm đau nhẹ cơ xương khớp như đau lưng, đau vai, đau thắt lưng, căng cơ, bầm tím, bong gân, đau dây thần kinh.

Chống chỉ định – Methyl salicylate là gì?

  • Những ai có tiền sử dị ứng với Methyl salicylate hoặc tá dược trong các chế phẩm chứa Methyl salicylate thì không được sử dụng.

Dạng bào chế và hàm lượng – Methyl salicylate là gì?

  • Dạng thuốc bôi methyl salicylate 0,5%.
  • Dạng kem bôi methyl salicylate 25%.
  • Miếng dán chứa methyl salicylate 10%.
  • Gel, lotion, dầu, thuốc mỡ hoặc thuốc xịt chứa methyl salicylate.

Hướng dẫn sử dụng Methyl salicylate

Cách dùng methyl salicylate đối với người lớn

  • Dạng kem bôi: có thể dùng 3 lần/ngày bằng cách thoa trực tiếp lên da.
  • Dạng miếng dán: dán lên vùng da bị đau (tránh vết thương hở) 2-3 lần/ngày. Không lưu lại miếng dán trên da quá 8 tiếng.

Cách dùng methyl salicylate đối với trẻ em

  • Trẻ em trên 2 tuổi có thể dùng liều như người lớn.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi cần được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ khi dùng Methyl salicylate

Nếu tuân thủ những mục trong hướng dẫn sử dụng thì việc gặp phải tác dụng phụ khi dùng methyl salicylate là điều rất khó xảy ra.

Tuy nhiên, một vài phản ứng ngoài ý muốn hiếm gặp đã được ghi nhận như sau:

  • Phát ban, nổi mề đay, da ngứa, đỏ.
  • Da sưng, phồng rộp hoặc bong tróc.
  • Tức ngực, thở khò khè, khàn giọng.
  • Khó thở, khó nuốt hoặc nói chuyện.

Quá liều và cách xử trí – Methyl salicylate là gì?

Triệu chứng quá liều Methyl salicylate

Sản phẩm được khuyến cáo chỉ nên dùng ngoài với liều lượng quy định. Bởi việc ngộ độc rượu metylic có thể gây độc toàn thân.

Nếu nuốt phải Methyl salicylate hoặc dùng quá liều, triệu chứng nhanh nhất chính là cảm giác như say rượu, sau đó khoảng 12 – 18 giờ sẽ cảm thấy:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Rối loạn thị giác (có nguy cơ mù lòa).
  • Đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
  • Nhịp tim nhẹ, mê sảng, hôn mê.

Cách xử trí quá liều Methyl salicylate

  • Nếu mới nuốt phải thì cần rửa dạ dày ngay với dung dịch natri bicarbonat 2-5% và điều trị suy hô hấp, sốc.
  • Trường hợp nhiễm toan thì điều chỉnh bằng tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat hoặc natri lactat.
  • Tình trạng mê sảng thể điều trị bằng bằng diazepam.
  • Nếu đã dùng một lượng lớn thuốc thì có thể dùng ngay thuốc giải độc ethanol hoặc fomepizole.
  • Trong trường hợp nặng, chạy thận nhân tạo có thể hiệu quả vì giúp tăng đào thải thuốc ra ngoài.
  • Cần điều trị dài ngày vì gốc rượu metylic trong công thức Methyl salicylate cần thời gian vài ngày để bài tiết hoàn toàn ra khỏi cơ thể.

Tương tác thuốc – Methyl salicylate là gì?

Tương tác thuốc có thể dẫn đến thay đổi hoạt động của các thuốc tham gia tương tác. Đối với Methyl salicylate cần chú ý những tương tác sau:

  • Đã có báo cáo methyl salicylate làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu warfarin.
  • Dùng đồng thời methyl salicylate dạng bôi với anisindione và dicumarol cũng có thể xảy ra tương tác.
  • Dùng chung với ginkgo biloba có thể khiến tác dụng chống đông của Methyl salicylate tăng lên.
  • Methyl salicylate có thể làm gia tăng nồng độ trong huyết thanh của Pralatrexate, điều này có thể khiến độc tính của nó tăng lên.
  • Methyl salicylate có thể làm giảm hiệu quả điều trị của probenecid.
  • Nồng độ thuốc digoxin trong máu có thể giảm khi dùng chung với Methyl salicylate.
  • Dùng Methyl salicylate chung với dexketoprofen có thể làm gia tăng nguy cơ và mức độ chảy máu đường tiêu hóa.

Phải biết rằng những tương tác trên không bao gồm tất cả. Hãy luôn chuẩn bị cho mình một danh sách thuốc tân dược hoặc đông y mà bạn dang dùng và gửi nó cho bác sĩ.

Điều này giúp hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra do sự tương tác của các thuốc dùng chung.

Những lưu ý khi dùng Methyl salicylate

  • Bảo quản chế phẩm ở nơi tránh ngọn lửa trần vì nó dễ cháy.
  • Tuyệt đối không thoa thuốc lên vùng da có vết thương hở vì có thể gây bỏng rát.
  • Chỉ dùng thuốc bên ngoài da, không bôi lên niêm mạc mắt.
  • Dùng thuốc với lượng vừa phải, bôi lớp mỏng nhẹ.
  • Không băng bó vùng da bị đau sau khi thoa thuốc.
  • Nếu phản ứng dị ứng không cải thiện sau 7 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với vùng miệng, mũi, trực tràng hay âm đạo.
  • Sau khi dùng thuốc cần rửa sạch tay trước khi chạm vào thức ăn hoặc mắt mũi miệng.
  • Chưa có tài liệu nào chứng minh tính an toàn của Methyl salicylate đối với phụ nữ đang mang thai, do đó không nên dùng thuốc trên đối tượng này.
  • Không bôi Methyl salicylate lên vùng vú trong thời gian cho con bú vì có thể gây hại cho trẻ nhỏ.

Bài viết đã trình bày chi tiết Methyl salicylate là gì, có tác dụng gì, cách sử dụng như thế nào…Tin rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về Methyl salicylate để có thể dùng thuốc hợp lý hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ