Cây mạn kinh tử là loại cây mọc hoang trên các bãi biển thuộc nhiều tỉnh thành ở nước ta và chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với nhiều người. Vị thuốc mạn kinh tử có tác dụng chữa đau đầu, sốt cao, đau mắt đỏ, điều hoà huyết áp, nôn mửa,… Vậy cây mạn kinh tử là cây gì? Cây mạn kinh tử có tác dụng gì? Cây mạn kinh tử chữa bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây mạn anh tử, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Cây mạn kinh tử là cây gì?
Cây mạn kinh tử thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae, có tên khoa học là Vitex negundo L. Bên cạnh đó, cây mạn anh tử còn được gọi với nhièu tên gọi khác như vạn kim tử, kinh tử, từ bi biển, thuốc kinh, thuốc ôn, đẹn ba lá, cây quan âm, mạn kinh thực,…
Hình ảnh mạn anh tử

Cây mạn kinh tử là một loại cây thân gỗ nhỏ, có mùi thơm với chiều cao có thể lên đến 3m. Thân cây phân thành nhiều cành nhỏ, cành non có 4 cạnh và được bao phủ bởi lớp lông mịn.
Lá thuộc dạng lá kép, thường xuất hiện 3 lá chét hoặc đôi khi mọc đơn lẻ, tuy chung một cành nhưng ở phía trên hoặc ở phía dưới có lá đơn và chỉ có một lá chét. Cuống lá gầy, hơi tròn, dài 1 – 3 cm, có lông bao phủ, lá chét không có cuống. Phiến lá chét hình cám hoặc hình trứng ngược với chiều dài 2.45 – 9cm, rộng 1 – 3cm, hẹp lại ở phía dưới. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới của lá có nhiều lông trắng, những lá chét hai bên nhỏ hơn, gân lá không nổi rõ.
Hoa thường mọc thành chùy xim ở đầu cành, với màu lơ nhạt dài 13 – 14cm, đôi khi có lá bên dưới.
Quả có hình cầu hoặc hình bầu dục, có rãnh, với đường kính 5 – 6cm, rộng khoảng 6mm, đầu hơi dẹt. Quả được che kín quả nửa bởi đài khi chúng xuất hiện và đài thường tồn tại từ ½ – 2/3 quả.
Mặt ngoài quả có màu nâu đỏ đen và hơi phủ một lớp phấn trắng tro, nếu soi qua kính sẽ thấy chúng có lông. Phía trên đỉnh quả hơi lõm xuống, cuống có đài, phía trên đài chia thành 2 hoặc 5 thùy. Lớp vỏ bên ngoài mỏng, vỏ giữa có màu vàng xám, vỏ trong xốp. Chất nhẹ, chắc, khi cắt ngang bên trong màu trắng, như có dầu, có 4 ngăn, trong mỗi ngăn sẽ có một hạt. Vị thuốc mạn kinh tử có vị đắng và mùi thơm rất đặc biệt.
Khu vực phân bố, thu hái
Cây mạn kinh tử mọc ở các tỉnh ven biển Trung Quốc và Malaysia. Cây mạn kinh tử mọc hoang rất nhiều nơi ở nước ta, từ các vùng núi thấp đến trung du hoặc đôi khi gặp ở đồng bằng với độc cao phân bố thường dưới 1000m, phổ biến nhất là loại 1 lá chét mọc ở dọc bờ biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
Người ta thường sử dụng phần lá và quả mạn kinh tử làm thuốc chữa bệnh. Lá mạn kinh tử được thu hái quanh năm, riêng quả mạn kinh tử được thu hái chủ yếu vào tháng 9 – 11 hàng năm, dược liệu có thể sử dụng tươi hoặc khô.
Thành phần hoá học
Theo nghiên cứu cho thấy, quả mạn kinh tử có chứa tinh dầu, vitamin A, ancaloit, camphor, vitexin, pinen, ditecpen alcool và tecphenilaxetat.
Lá mạn kinh tử có chứa một số thành phần hoá học gồm tinh dầu, flavonoid, vitamin A, ancaloit, camphor, L-pinen, Ditecpen alcool, Lntcolin 7 – glucosisd, aucubin agnusid, pinen, orientin iso-orientin,…
Tác dụng dược lý – Mạn kinh tử có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc mạn kinh tử có vị đắng, cay, mùi thơm nhẹ, tính ôn nên được quy vào 3 kinh can, vị và bàng quang. Vị thuốc mạn kinh tử có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt cơ thể, sáng mắt, đầu óc minh mẫn, tỉnh táo, mắt sưng đỏ, trị răng lợi sưng đau,…
Tại Malaysia, người dân rất hay dùng lá mạn kinh tử để chữa nhiều, bên cạnh đó người dân dùng tán nhỏ cho vào gạo hoặc có nơi còn dùng để vào vải nhằm chống côn trùng khỏi ăn gạo hoặc phá hỏng vải.
Ngoài ra, dựa trên kết quả thực nghiệm cho thấy trong vị thuốc mạn kinh tử phần lớn chứa tinh dầu, vitamin A và ancaloit. Các hợp chất này mang nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ như điều trị cảm, sốt, ho viêm họng, giảm đau, sưng vú, đau nửa đầu, đau mắt, mắt sưng đỏ, đau mắt, chảy nhiều nước mắt, tóc bạch sớm, giúp giảm các triệu chứng đau khớp, chuột rút, nặng chân tay,…
Bên cạnh đó, dịch chiết cồn và nước sắc từ dược liệu mạn kinh tử có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn gram dương, tụ cầu vàng.
Những bài thuốc chữa bệnh từ mạn kinh tử
Chữa đau đầu do cao huyết áp
Lấy 12g mạn kinh tử, 12g cúc hoa, 12 – 16g câu đằng, 8g bạch chỉ và 8g bạc hà. Đem các dược liệu sắc kỹ trừ bạch hà, đến khi gần được thì cho bạc hà vào rồi chắt lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang, uống đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Chữa đau mắt do phong nhiệt
Lấy 16g mạn kinh tử, 12g mộc tặc, 12g cúc hoa, 12g chi tử, 12g hoàng cầm cùng với 4g thuyền thoái, đem sắc lấy nước uống.
Hoặc có thể lấy 12g mạn kinh tử, 12g đương quy, 12g thảo quyết minh, 12g cúc hoa cùng với 8g đào nhân, đem các dược liệu sắc uống trong ngày.
Chữa sưng vú – Mạn kinh tử có tác dụng gì?
Lấy 100g mạn kinh tử rửa sạch, ngâm cùng với nước muối loãng rồi phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn thì cho dược liệu vào chảo sao vàng, tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín và sử dụng lâu dài. Mỗi ngày dùng 4g bột thuốc, pha cùng với 60ml rượu trắng, gạn lấy phần nước trông để uống còn phần cặn thì dùng đắp lên vùng sưng đau, kiên trì thực hiện mỗi ngày đến khi triệu chứng bệnh chấm dứt.
Chữa đau nửa đầu – Mạn kinh tử có tác dụng gì?
Lấy 10g mạn kinh tử, 8g cam cúc hoa, 4g xuyên khung, 4g cam thảo, 3g tế tân và 3g bạch chỉ rửa sạch với nước muối. Tiếp đó đem các dược liệu sắc cùng với 600ml nước, sắc đến khi nước cạn còn 200ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày, kiên trì uống liên tục từ 7 – 10 ngày bệnh sẽ được cải thiện.
Chữa ho, đau đầu do cảm mạo
Lấy 12g mạn kinh tử, 12g cúc hoa, 12g phòng phong, 12g toàn phúc hoa, 6g xuyên khung, 6g khương hoạt, 8g chỉ xác, 20g sinh thạch cao cùng với 4g cam thảo. Đem các dược liệu rửa sạch với nước muối rồi sắc cùng với 1 lít nước, đun trên lửa nhỏ trong 30 phút hoặc đến khi nước cạn còn một nửa thì ngưng. Để nguội, chắt lấy nước, bỏ bã, chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
Mình cần tư vấn
Mình muốn mua dược liệu
Bên bạn có bán bán thành phẩm không