Dầu mù u có tác dụng gì? Dầu mù u trị mụn

Dầu mù u từ lâu đã được sử dụng trong dân gian để chữa bỏng da, nám da mặt, nấm da đầu, dưỡng tóc…Vậy dầu mù u có tác dụng gì? Dầu mù u trị mụn? Cách sử dụng dầu mù u trị bỏng. Cách sử dụng dầu mù u cho vết thương hở. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu cây mù u

Cây mù u là một loại thực vật thuộc họ Măng cụt (Clusiaceace) có tên khoa học Calophyllum inophyllum L. Trung bình một cây trưởng thành có thể cao 20 đến 25 mét với đường kính thân cây khoảng 30-35 cm.

Lá cây mù u mọc đối nhau với nhiều gân phụ nổi rõ ở 2 mặt lá, phần cuống lá khá dày và hơi bẹt. Hoa mù u màu trắng hoặc màu vàng cam mọc thành chùm ở ngọn cành hoặc nách lá.

Quả của cây mù u thuộc loại cả hạch hình trứng, khi còn non quả có màu xanh và chuyển vàng nhạt khi đã chín. Phần quả chính là bộ phận được sử dụng để ép lấy dầu mù u Tamanu oil.

Dầu mù u có tác dụng gì
Dầu mù u có tác dụng gì

Khu vực phân bố

Cây mù u phân bố rộng khắp khu vực các nước châu Á mang khí hậu nhiệt đới hoặc ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia…

Tại nước ta, cây mù u mọc hoang hoặc có thể được trồng nhiều ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Ninh, Bình Thuận, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bà Rịa…

Thu hái, chế biến và bảo quản

Khi thu hái quả mù u, người ta thường chọn những cây đã sống khoảng 7-10 năm nhằm thu được tối đa những thành phần hóa học. Thời điểm thích hợp để thu hái vào khoảng tháng 10 đến cuối tháng 2 năm sau.

Sau khi thu hái những quả chín hoặc tự rụng, người ta sẽ tiến hành ép lấy dầu, có thể ép thủ công bằng những máy ép tự chế hoặc hiện đại hơn là máy ép công nghiệp với quy mô lớn.

Thành phần hóa học

Theo các chuyên gia khoa học, cây mù u có chứa nhiều thành phần hóa học mang giá trị dược liệu cao như:

  • Leucocyanidin
  • Phytosterol
  • Tannin
  • Coumarin
  • Saponin triterpen
  • Calophyllolid

Riêng chiết xuất dầu mù u từ quả mù có chứa Calophylic acid, Delta-tocotrienol, acid stearic, acid linoleic, acid palmitic… và một số chất chống oxy hóa khác giúp điều trị một số bệnh ngoài da vô cùng hiệu quả.

Dầu mù u có tác dụng gì?

Dầu mù mu trị mụn – Dầu mù u có tác dụng gì?

Năm 2015, một cuộc nghiên cứu được thực hiện tại 5 vùng khác nhau ở Nam Thái Bình Dương về hiệu quả kháng khuẩn và kháng viêm của Tamanu oil trên những tình nguyện viên đang bị mụn.

Kết quả cho thấy, tác dụng của dầu mù u với da mặt đang bị mụn giúp chống lại vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá như Propionibacterium acnes và Propionibacterium granulosum. Thêm vào đó, khi thoa dầu mù u vào nốt mụn đang sưng viêm sẽ giúp làm dịu và giảm sưng tấy rõ rệt.

Dầu mù u trị thâm – Dầu mù u có tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu mới nhất về khả năng trị thâm của dầu mù u, các chuyên gia nhận định rằng, những thành phần hóa học có trong Tamanu oil giúp giảm khoảng 85% tổn thương DNA gây ra bởi tia UV, từ đó giúp quá trình trị nám diễn ra thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, việc thoa dầu mù mù trực tiếp lên da kết hợp với massage nhẹ nhàng sẽ kích thích sản sinh collagen giúp tái tạo và làm chậm tiến trình lão hóa. Tuy nhiên cần bảo vệ da cũng như che chắn cẩn thận tránh việc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ khiến tình trạng nám tệ hơn.

Dầu mù u trị bỏng – Dầu mù u có tác dụng gì?

Trị bỏng da ở mức độ nhẹ đến trung bình là tác dụng phổ biến được nhiều người biết đến của dầu mù u bởi dược liệu mù u có tính hàn, khi gặp nóng cả hai sẽ trung hòa lẫn nhau, giúp dịu da, giảm đau rát và tạo một lớp màng bảo vệ quanh sang thương.

Bên cạnh việc trị bỏng hiệu quả, dầu mù u Tamanu oil còn giúp vết thương mau lên da non đồng thời kích thích sản sinh tế bào mới và hạn chế tối đa việc để lại sẹo nếu kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Cách sử dụng dầu mù bạn nên biết

Cách sử dụng dầu mù u cho vết thương hở

Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, dầu mù u sẽ giúp những vết thương hở ở mức độ nhẹ không bị ứ dịch hay mưng mủ. Các bước dùng dầu mù u hỗ trợ chăm sóc vết thương hở như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh vết thương bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Dùng bông gòn lau khô hoặc có thể để vết thương khô tự nhiên.
  • Bước 2: Cho dầu mù u vào bông gòn rồi thoa trực tiếp lên vết thương thương hở, lưu ý chỉ sử dụng lượng vừa phải và không đổ trực tiếp dầu mù u lên vết thương.

Cần kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày cho đến khi vết thương lành hẳn và phải mang găng tay y tế, tránh để tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương gây nhiễm trùng.

Cách sử dụng dầu mù u trị bỏng

Như đã nói ở trên, dầu mù u giúp làm dịu vết thương khá hiệu quả, khi bị bỏng nhẹ đến trung bình, bạn có thể tham khảo cách xử lý dưới đây:

  • Bước 1: Ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh (không phải nước đá) trong khoảng 3-5 phút để sơ cứu vết bỏng trước khi bôi dầu mù u.
  • Bước 2: Dùng nước muối sinh lý làm sạch vết thương nhằm giảm thiểu vi khuẩn bám trên da.
  • Bước 3: Thấm dầu mù u vào bông gòn hoặc tăm bông rồi thoa lên vết bỏng một cách nhẹ nhàng. Nên dùng lượng dầu mù u vừa phải và thoa nhiều lần trong 3-5 ngày (tùy theo mức độ bỏng).
  • Bước 4: Khi vết bỏng đã lên da non, hãy tiếp tục sử dụng dầu mù u mỗi ngày 1 lần nhằm hạn chế tối đa việc hình thành sẹo cũng như vết thâm.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – ĐẦU TƯ LIFE GIFT VIỆT NAM

Văn phòng đại diện: số 68, đường 24B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Nhà máy: Lô A3, Khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Hotline: 0336 469 088

Email: sales@lifegiftvietnam.net

Website: https://www.giacongthucphamchucnang.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/giacongthucphamchucnanghcm

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ