Củ sâm đại hành có tác dụng gì? Sâm đại hành ngâm rượu có tác dụng gì?

Cây sâm đại hành được trồng nhiều trong các vườn thuốc nam để đem phơi khô để làm thuốc chữa bệnh. Sâm đại hành có tác dụng giảm ho, kháng viêm, kháng khuẩn, bổ máu, tiêu độc, Vì vậy được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm họng,… Vậy sâm đại hành là cây gì? Củ sâm đại hành có tác dụng gì? Sâm đại hành trị bệnh gì? Sâm đại hành ngâm rượu có tác dụng gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây sâm đại hành, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sâm đại hành là cây gì?

Cây sâm đại hành là một loài thực vạt có hoa thuộc họ diên vĩ, có tên khoa học là Eleutherine bulbosa. Bên cạnh đó, sâm đại hành còn được gọi với nhiều tên gọi khác như kiệu đỏ, tỏi đỏ, tỏi lào, hành lào, phong nhạn,…

Hình ảnh cây sâm đại hành

Sâm đại hành có tác dụng gì?
Sâm đại hành có tác dụng gì?

Sâm đại hành là một loại cây thân thảo sống lâu năm, với chiều cao trung bình khoảng 30-60cm. Thân cây phình to có hình trứng thuôn giống như củ hành nhưng màu sẫm và dài hơn, bên ngoài gồm nhiều vảy mỏng màu đỏ nâu. Củ sâm đại hành dài khoảng 4-5 cm, đường kính 2-3 cm, khi cắt ra có màu đỏ nhạt và có các vòng tròn đồng tâm màu trắng.

Lá sâm đại hành mọc tập trung nhiều về phía gốc cây, lá có hình mũi mác dài với chiều dài khoảng 40 – 50cm, rộng 3 – 5cm, trên lá có các đường gân lá chạy song song, trông giống lá cau hoặc lá dừa.

Hoa của cây sâm đại hành mọc thành chùm dài khoảng 20cm và mọc từ thân hành, hoa có 3 cánh hoa màu trắng hoặc màu vàng nhạt với cuống hoa dài. Hoa có 3 lá đài mỏng và thuôn hẹp, 3 nhị màu vàng mọc đứng, bao phấn màu vàng, bầu hoa có hình trứng ngược và có 3 ô. Cây sậm đại hành thường ra hoa vào khoảng tháng 4 – 6 hàng năm và rất ít khi thấy quả.

Khu vực phân bố

Cây sâm đại hành có nguồn gốc ở châu Mỹ và hiện được trồng ở vùng nhiệt đới châu Á và một số nước khác trong khu vực Đông – Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, sâm đại hành được tìm thấy nhiều tại một số tỉnh như Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội,…

Cây sâm đại hành là một loại cây ưa ẩm, ưa sáng, nên thường có khả năng phát triển ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, cây trồng xen lẫn với cây ăn quả vẫn sinh trưởng và phát triển được, nhưng số lượng nhánh (hành con) và mức độ ra hoa thấp hơn với những cây được chiếu sáng đầy đủ. Cây được trồng ở vùng núi cao trên 1500m nhiệt độ trung bình <15 độ C, có khả năng sinh trưởng và phát triển kém hơn ở khu vực vùng đồng bằng và trung du.

Cây cho ra hoa nhiều hàng năm, nhưng ít thấy quả, ở những nơi trồng sâm đại hành lâu năm vẫn chưa phát hiện cây con mọc từ hạt mà hình thức tái sinh chủ yếu của cây là đẻ nhánh con. Sâm đại hành có hiện tượng bán tàn lụi vào mùa đông và trong mùa mưa ẩm cây phát triển mạnh. Toàn thân hành vẫn còn tươi rất lâu sau khi được đào lên khỏi mặt đất.

Thu hái, chế biến

Người ta thường dùng phần rễ, thân và củ hành để làm dược liệu. Cây phát triển được 1 – 2 năm, vào mùa đông khi thân cây tàn lụi, người ta sẽ đào lấy củ về. Củ sâm đại hành sau khi được thu hoạch về đem rửa sạch, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài và cắt mỏng. Có thể sử dụng tươi hoặc phơi khôi để sử dụng lâu dài hoặc có thể đem ngâm rượu hoặc nghiền thành bột mịn.

Tác dụng dược lý – Sâm đại hành có tác dụng gì?

Trong đông y củ sâm đại hành có tác dụng gì?

Theo đông y, dược liệu sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính ấm nên được quy vào 3 kinh can, thận và phế. Dược liệu sâm đại hành có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, ho, ho ra máu, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm đường hô hấp, hen suyễn, vảy nến, ăn uống kém, an thần, stress, thiếu máu, vàng da, nhức đầu, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, điều hoà kinh nguyệt, chữa băng huyết, lợi tiểu, viêm trực tràng, rối loạn tiêu hoá,…

Ngoài ra, ở Indomesia thường sử dụng rễ sâm đại hành để chữa lỵ, sa trực tràng, lợi tiểu. Còn ở Philipin, người ta thường sử dụng phần rễ và củ của sâm đại hành đã giã nát để chữa rắn cắn hoặc côn trùng cắn.

Trong y học hiện đại cây sâm đại hành có tác dụng gì?

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất eleutheroside A trong dược liệu có khả năng ức chế hoạt động của men alpha-glucosidase, từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu. Đồng thời, chiết xuất từ sâm đại hành có thể ngăn ngừa stress oxy hóa khi lượng đường trong máu cao.

Kháng khuẩn, kháng nấm – Củ sâm đại hành có tác dụng gì?

Dựa trên một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ sâm đại hành có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn. Dịch chiết toàn phần từ sâm đại hành đã được chứng minh là có tác dụng ức chế rõ rệt in vitro đối với liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, tác dụng yếu với Bacillus anthracis, S. dysenteriae, R. mycoides, Shigella flexneri.

Hoạt động như chất chống oxy hoá

Nếu chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên uống rượu, hút thuốc là tác nhân thúc đẩy quá trình stress oxy hóa trong tế bào thì dược liệu sâm đại  hành lại chính là “chiến binh” giúp chống lại stress oxy hóa. Chống lại stress oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, tăng cường sức khoẻ và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.

Những bài thuốc chữa bệnh từ sâm đại hành

Chữa ho viêm phế quản – Củ sâm đại hành có tác dụng gì?

Lấy 20g sâm đại hành, 20g lẻ bạn, 20g rễ dâu, 12g cam thảo nam cùng với 12g lá chanh, đem sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa viêm phế quản có nhiều đờm

Lấy 100g sâm đại hành, 200g hạt đình lịch, 50g gừng khô, 30g bán hạ, 20g hành phi cùng với 20g trần bì. Đem sâm đại hành cắt mỏng phơi khô, hạt đình lịch sao đen, bán hạ chế rồi trộn các vị thuốc lại tán nhỏ. Lấy gừng nấu nước rồi luyện thành viên hoàn nặng khoảng 0.3g, sấy khô, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống 8g.

Chữa viêm họng, viêm amindan, viêm phổi

Lấy 3g sâm đại hành, 12g mạch môn, 12g cỏ nhọ nồi, 12g sài đất, 12g vỏ rễ dâu cùng với 12g bách bộ, đem sắc lấy nước uống.

Chữa viêm họng ở trẻ em – Củ sâm đại hành có tác dụng gì?

Lấy 100g sâm đại hành cùng với 50g xạ can đem sắc lấy nước, đun đến khi cô đặc lại pha thành 300ml siro, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 12 – 30ml.

Rượu sâm đại hành giúp chữa thiếu máu, vàng da, xanh xao, mệt mỏi

Lấy 100g sâm đại hành cắt mỏng rồi khơi khô đem ngâm cùng với 1 lít rượu trắng 30 độ, ngâm trong 7 – 15 ngày, thêm đường đủ ngọt. Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống 15ml và uống liên tục trong 15 – 20 ngày.

Rượu sâm đại hành bổ huyết trị tê thấp

Lấy sâm đại hành, đương quy, bạch chỉ, độc hoạt, cẩu tích, bổ cốt toái mỗi loại dược liệu 60g, đem ngâm cùng với 2 lít rượu và sử dụng dần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ