Củ nâu là củ gì? Củ nâu có tác dụng gì?

Củ nâu là một loại cây đặc biệt có chất nhựa màu đỏ đặc trưng và thường được dùng để nhuộm vải. Bên cạnh đó, củ nâu có vị ngọt nhẹ, tính hàn nên có tác dụng sát trùng, cầm máu, chữa tiêu chảy, kiết lỵ, , liệy nửa người, khí hư ở phụ nữ,… Vậy củ nâu là củ gì? Củ nâu có tác dụng gì? Củ nâu chữa bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của củ nâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Củ nâu là củ gì?

Cây củ nâu thuộc họ củ nâu Dioscoreaceae, có tên khoa học là Dioscorea cirrhosa Lour. Bên cạnh đó, cây củ nâu còn được dân gian gọi với nhiều tên gọi khác như củ nầng, dây tẽn, giả khôi, má bau, vũ dư lương, thự lương,…

Hình ảnh củ nâu

Củ nâu có tác dụng gì?
Củ nâu có tác dụng gì?

Cây củ nâu là loại cây leo, sống lâu năm, dài hàng chục mét, thân tròn, phần trên nhẵn phần gốc có nhiều gai. Thân tròn, có lông mềm màu vàng nhạt, đôi khi có gai.

Củ nâu phát triển trên mặt đất với lớp vỏ ngoài sần sùi, màu xám nâu, phần thịt bên trong có màu đỏ hoặc hơi trắng.

Lá mọc cách ở gốc hoặc mọc đôi ở ngọn, gồm 3 lá chét, hình trứng rộng, lá ở giữa to hơn, đầu có mũi nhọn, gốc tròn thuôn với chiều dài 16 cm, rộng 10 cm, gân lá hình cung và có cuống lá dài.

Hoa mọc ở kẽ lá thành từng chùm to dài tới 30 – 40 cm, có lông đơn màu vàng nhạt gồm hoa đực ngắn, dày đặc hoa. Các lá bắc nhỏ, bao hoa có lông và có lá đài hình mắt chim, cánh hoa dài hơn, nhị 6, hoa cái cong mọc rủ xuống, hoa to như hoa đực.

Quả nang có cuống thẳng, cánh dài, rộng ở giữa, hạt cũng có cánh ở xung quanh, hạt to, màu vàng nâu.

Trên thực tế, củ nâu còn có một số loại khác nhau như:

  • Củ nâu đỏ dọc: Vỏ củ có màu xám vàng nhạt, lớp vỏ không sần sùi, phần nhựa có màu đỏ nhạt, tuy nhiên loại củ màu nâu này được dùng để nhuộm cho vải một bóng.
  • Củ nâu dọc trai hoặc củ nâu dọc dựa: Vỏ có màu nâu xám nhạt, thường bị nứt ra, nhựa đỏ hơn loại củ nâu đỏ dọc.
  • Củ màu nâu trắng hoặc củ nâu tẻ: Vỏ củ có màu nâu đỏ nhạt, có rãnh, phần nhựa có màu vàng nhạt hơi hồng. Người ta thường dùng loại củ màu nâu này nhuộm những nước đầu tiên bởi vì loại củ nâu này được cho là làm cho vải thêm dày và bền rồi sau đó mới nhuộm các loại củ màu nâu nói trên. Bởi vì củ nâu này được cho là làm cho vải thêm dày và bền.

Khu vực phân bố, thu hái

Cây củ nâu thường mọc hoang và được phân bố hầu hết ở những vùng rừng núi nước ta, cụ thể như Bắc Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nghệ An,… Ngoài ra, củ nâu còn được khai thác ở Lào.

Trước đây, người ta đã thử trồng bằng củ và cho cây mọc leo những cây khác hoặc dùng cọc cho leo ở một số vùng.

Trước đây, củ nâu được sử dụng rất nhiều trong nước vì hầu hết nông dân nước ta đều mặc quần áo nhuộm màu nâu, nước ta cũng xuất khẩu 5.000 – 8.000 tấn sang Trung Quốc mỗi năm. Trong những năm gần đây, vai trò của củ nâu để nhuộm quần áo đã bị cạnh tranh bởi thuốc nhuộm tổng hợp, nhưng nó vẫn được sử dụng để nhuộm lưới và một số ít vẫn dùng để nhuộm vải.

Một điều tiện lợi nhất của củ nâu là vị thuốc này có thể được thu hái quanh năm, không theo mùa vụ như một số vị thuốc nam khác. Củ nâu sau khi thu hoạch về có thể dùng tươi hoặc cắt mỏng phơi khô để sử dụng lâu dài, còn nếu dùng tươi thì vùi xuống cát để bảo quản.

Tác dụng dược lý – Củ nâu có tác dụng gì?

Trong đông y củ nâu có tác dụng gì?

Theo đông y, củ nâu có vị ngọt chát, hơi chua, không có độc, nhưng có một số tài liệu ghi chép vị thuốc củ nâu có vị ngọt nhẹ, tính hàn. Vị thuốc củ nâu có tác dụng chữa băng huyết, xích bạch đới, kinh nguyệt không đều, ngoại thương xuất huyết, đau nhức xương khớp, cầm máu, đau nước xương khớp, mụn nhọt,… Hơn nữa, trước đây vị thuốc củ nâu được sử dụng để nhuộm vải nhưng hiện nay ít được sử dụng.

Ở Ấn Độ, người dân ở một số vùng dùng thuốc đắp từ lá củ nâu trắng để điều trị vết nứt, vết thương, vết bỏng, lở loét, mụn nhọt. ngoài ra, thuốc đắp từ rễ củ nâu trắng cũng được dùng để điều trị sưng phù, sưng do thấp khớp, viêm.

Trong sinh hoạt, củ nâu được dùng để nhuộm vải giúp vải trở nên cứng và có độ bền cao. Bên cạnh đó, củ nâu có thể ăn nhưng phải gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, ngâm nhiều nước và rửa lại nhiều lần cho đến khi giảm hoặc hết vị chát rồi luộc ăn.

Trong y học hiện đại củ nâu chữa bệnh gì?

  • Củ nâu có tính sát trùng, cầm máu và tăng co bóp tử cung.
  • Chiết xuất etanolic củ nâu có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa.
  • Dựa trên thực nghiệm trên chó và thỏ cho thấy dược liệu củ nâu có khả năng cầm máu nhanh chóng 85-96%.

Củ nâu thường được dùng bằng cách sắc uống, mài, nghiền mịn hoặc được sử dụng ngoài da, liều dùng củ nâu mỗi ngày là 3 – 9g.

Những bài thuốc chữa bệnh từ củ nâu

Khắc phục ra khí hư nhiều ở phụ nữ

Lấy 20g củ nâu sao đen, 40g đẳng sâm, 20g bạch đồng nữ, 12g kim anh, 12g ích trí nhân, 12g mẫu lệ cùng với 8g thán khương, đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Chữa bệnh tiêu chảy – Củ nâu có tác dụng gì?

Lấy 10g củ nâu đã ép bỏ bớt nhựa, 5g vỏ dộp ổi và 5g nụ vối, đem các dược liệu rửa sạch, để ráo rồi sắc cùng với 150ml, chia làm 3 lần uống hết trong ngày, sử dụng liên tục trong 3 ngày và nên uống trước khi ăn.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ

Lấy 10 – 20g củ nâu cắt mỏng rồi đem sấy hoặc phơi khô, sắc lấy một lượng nước vừa đủ chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày.

Hoặc có thể sử dụng 20g củ nâu kết hợp với 20g lá sim và 20g lá lấu, đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang.

Chữa chảy máu cam

Lấy một lượng bã củ nâu vừa đủ đem tán nhỏ bã củ nâu, mỗi ngày dùng 3 – 4g dùng 3g/lần uống cùng với nước cơm cho đến khi cầm máu.

Củ nâu ngâm rượu – Củ nâu có tác dụng gì?

Cũng giống như các dược liệu khác, lấy củ nâu rửa sạch với nước muối pha loãng rồi cho vào bình thuỷ tinh ngâm cùng với rượu nguyên chất 40 độ và đậy kín (Cứ 120g củ nâu thì ngâm cũng với 1 lít rượu). Nếu muốn ngâm 1 lần với thể tích nhiều để sử dụng trong thời gian dài thì cứ nhân tỉ lệ lên, ngâm sau 5 ngày là có thể sử dụng được, ngâm càng lâu rượu càng mang lại tác dụng hiệu quả.

2 thoughts on “Củ nâu là củ gì? Củ nâu có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ