COA là gì? Tất tần thông tin về COA

Việc xuất nhập khẩu hàng hóa từ các bến cảng được hải quản kiểm tra cẩn thận nhằm đảm bảo nguồn gốc rõ ràng trước khi bán ra thị trường. Nếu bạn là các doanh nghiệp, công ty kinh doanh thì hàng về Việt Nam cần phải có COA. Vậy bạn có biết COA là gì hay không? Ý nghĩa của COA? Những thắc mắc này sẽ được tìm hiểu ngay cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift trong bài viết này. Các bạn cùng tìm hiểu nhé. 

COA là gì?

COA là gì đang là thắc mắc của rất nhiều người. COA được viết tắt bằng cụm từ tiếng anh là Certificate Of Analysis. Ý nghĩa của cụm từ tiếng anh COA khi dịch ra tiếng việt là giấy chứng nhận phân tích. COA được hiểu là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu. Giấy chứng nhận sẽ có các thông số nhất định về tính chất hoá lý như thành phần, độ ẩm, tác dụng,… Của sản phẩm đó.

COA là tài liệu được cung cấp bởi người bán về các thuộc tính sản phẩm. Khi có giấy COA sẽ giúp cho hải quản kiểm tra nhanh chóng, rà soát được nguồn gốc cũng như độ an toàn của sản phẩm trước khi cho hàng về kho người bán. 

COA là gì
COA là gì?

 Ý nghĩa của COA trong thực phẩm chức năng

Sau khi hiểu được COA là gì thì bạn không nên bỏ qua ý nghĩa quan trọng của giấy chứng nhận này. COA sẽ là tài liệu quan trọng để giúp đơn vị kinh doanh có thể chứng minh được thành phần cũng như chất lượng của sản phẩm.

COA có thể được yêu cầu bởi nhà nhập khẩu hoặc theo quy định của chính phủ ở nước nhập khẩu hay tại hải quan xuất nhập khẩu. Khi có COA sẽ tạo độ tin cậy với nhà cung cấp à giúp bên mua yên tâm hơn về chất lượng hàng hóa.

Những quy trình cơ bản của COA

Để có được giấy chứng nhận COA thì bên kinh doanh cần phải thực hiện quy trình kiểm tra sản phẩm nghiêm ngặt. COA sẽ được cấp từ Trung tâm kiểm nghiệm độc lập và có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025. Hoặc giấy chứng nhận sẽ được cấp tại các phòng thí nghiệm của các nước xuất khẩu chứng minh nguồn gốc sản phẩm đó có an toàn hay không. 

Thông thường, việc phân tích các chỉ số về sản phẩm được thực hiện trên các mẫu đại diện, không kiểm tra toàn bộ lô hàng. Việc phân tích, kiểm định này được thực hiện tại nhà máy hoặc tại kho hàng của nhà xuất khẩu. Ngoài ra quy trình kiểm tra cũng có thể được tiến hành ở nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.

Quy trình thực hiện COA bao gồm các bước: 

  • Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm 
  • Quản lý mẫu 
  • Kiểm tra thật cẩn thận 
  • Báo cáo kết quả của việc kiểm tra 
  • Kiểm tra lại và phân tích chi tiết sản phẩm.
Mục đích và tác dụng của COA trong TPCN
Mục đích và tác dụng của COA trong TPCN

Mục đích và tác dụng của COA trong TPCN

COA là gì đã được tìm hiểu và bạn cũng không nên bỏ qua mục đích và tác dụng của COA trong thực phẩm chức năng. Giấy chứng nhận được xem là yếu tố quan trọng để đảm bảo các sản phẩm TPCN có được bán trên thị trường nước ta hay không. Nếu không có COA thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ không thể lưu hành. Giấy chứng nhận phân tích COA là thỏa thuận giữa người bán và người mua khi đạt được lợi ích.

Nếu có đơn vị kinh doanh có giấy COA sẽ có rất nhiều ưu thế: 

  • COA là tài liệu xác nhận sản phẩm đã qua xét nghiệm. Đơn vị người nhập khẩu có thể kiểm tra thành phần và chất lượng sản phẩm có đúng với thông tin được cung cấp hay không
  • COA giúp tạo độ tin cậy với nhà cung cấp bởi kết quả xét nghiệm. Từ đó giúp cho cuộc trao đổi của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn và dễ dàng hơn.
  • COA có thể được yêu cầu thực hiện bởi nhà nhập khẩu hoặc theo quy định của chính phủ ở nước nhập khẩu
  • COA có thể dùng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu có đúng hay không. Khi có mã chính xác thì việc áp dụng mã thuế chính xác hơn.  Điều này sẽ tránh những sự nhầm lẫn hay những sai sót trong quá trình xử lý công việc.
  • Tất cả các sản phẩm muốn tiêu thụ tốt phụ thuộc vào giấy chứng nhận phân tích COA. Người bán có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm đầu ra 
  • COA có thể làm điều kiện quan trọng để giúp các cơ quan quản lý nắm bắt được các thông tin về hàng hóa sản phẩm. nhập khẩu Hạn chế và kiểm soát tối đa nhất những sản phẩm hàng hóa không đủ tiêu chuẩn bị lọt ra ngoài thị trường

Hiện nay trên thị trường nước ta rất nhiều sản phẩm yêu cầu giấy chứng nhận COA. Trong đó, một số mặt hàng cần thiết yêu cầu có COA phải kể đến: các loại rượu, các loại thực phẩm đông lạnh, gia vị, mỹ phẩm, hóa chất… Do đó việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận COA là điều không thiếu cho việc kinh doanh buôn bán của các công ty, doanh nghiệp…

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin liên quan đến COA là gì và ý nghĩa của COA. Hãy tham khảo thật kỹ những chia sẻ này để có thêm nhiều kinh nghiệm khi kinh doanh và sản xuất nhé. Chúc bạn thành công!

9 thoughts on “COA là gì? Tất tần thông tin về COA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ