Cỏ dùi trống chữa bệnh gì? Cỏ dùi trống hay trong đông y còn gọi là cốc tinh thảo, sở dĩ chúng có tên như vậy là vì chúng có hình dáng khá giống cái dùi đánh trống. Đồng thời, đây cũng là loài cây được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa cách bệnh về mắt rất hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, đau mắt đỏ,… Cỏ dùi trống có tác dụng giúp bổ thận, mạnh xương cốt, điều trị chảy máu răng, tiêu chảy kéo dài, đau lưng mỏi gối,… Vậy cỏ dùi trống là cây gì? Có dùi trống chữa bệnh gì? Cỏ dùi trống có tác dụng gì? Cỏ dùi trống mọc ở đâu? Để hiểu rõ hơn về công dụng cỏ dùi trống, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Cỏ dùi trống là gì?
Cỏ dùi trống thuộc họ Cốc tinh thảo Eriocaulaceae và có tên khoa học là Eriocaulon sexangulare L. Ngoài ra, cỏ dùi trống còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cỏ đuôi công, cây cố tinh, cây cốc tinh, cốc tinh thảo, phật đỉnh châu, đái tinh thảo,…

Cây cỏ dùi trống là loại cây thảo nhỏ, sống một năm hoặc nhiều năm, mọc thành bụi. Thân cây ngắn, mang một chùm lá mọc vòng hình dải, rộng, bề mặt lá nhẵn, dài 15 – 40cm, rộng 6 – 8mm và có nhiền gân dọc.
Hoa dùi trống mọc thành cụm, hoa có hình cầu, hơi tròn và dẹt tựa như hạt cúc áo, kích thước khoảng 4-5mm hoặc có thể hơn 6mm. Mặt trên của cụm hoa màu trắng xám, khi cọ xát vào chúng sẽ xuất hiện nhiều bao phấn màu đen. Nếu chỉ dùng cụm hoa và bỏ cuống thì dược liệu gọi là Cốc tinh châu, còn nếu dùng cụm hoa có cuống thì được gọi là cốc tinh thảo.
Lá bắc màu xanh lục nhạt, bóng, xếp chồng dưới cụm hoa một cách dày đặc và có lông ở bên trên. Hoa cái có 3 lá đài rời, cánh hoa có vỏ màu vàng xanh lục, cong ngắn hơn so với lá đài. Hoa đực chỉ có 2 lá đài đính vào thành ống và có bao phấn màu đen.
Phần cuống hoa mảnh, có chiều dài khác nhau, hầu hết đều có đường kính trên 1mm, mềm và khó bẻ gãy. Bề mặt cuống có màu vàng nhạt, có nhiều gờ xoắn, vị nhạt và không có mùi.
Mô tả dược liệu
Phần hoa có cuống (cốc tinh thảo) có thân khô nhỏ, mịn với chiều dài khoảng 16 – 20cm. Có thể sử dụng chung hoặc riêng phần hoa và phần cuống hoa, dùng tay bóp nát cho hoa ra nhiều hạt nhỏ màu đen. Phần vỏ ngoài có vỏ màu vàng xanh lục, cong, đường kính khoảng hơn 1.6mm, lớp ngoài là bao phiến của tổng bao, nhiều quả dạng phiến vảy chất màng. Phần bên trong là phiến dài liền với cánh hoa, có màu trắng, các thương phẩm thường bó lại thành bó, mỗi bó gồm vài tram thân hoa cột lại, loại có đóa hoa lớn, khô hoàn toàn là loại tốt
Cỏ dùi trống mọc ở đâu?
Trên thế giới, cỏ dùi trống được phân bố nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới thuộc khu vực Châu Mỹ và nhiều nước khác như Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Sri Lanka, Indonesia, châu Phi. Đây là loại cây ưa ẩm, nơi có nước nông, vì bản thân nó là loại cỏ mọc nhờ dư khí của cây lúa sau khi thu hoạch.
Vì vậy, ở nước ta xuất hiện rất nhiều loại cây này, chúng mọc trên ruộng sau khi thu hoạch lúa ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, nước ta còn phải nhập một phần dược liệu cỏ dùi trống từ Trung Quốc.
Thu hái, chế biến – Cỏ dùi trống chữa bệnh gì?
Người ta thường sử dụng hoa và cuống hoa để làm thuốc chữa bệnh.
Thời điểm thích hợp để thu hái dược liệu là vào mùa hạ và mùa thu, tức là vào khoảng tháng 9 hằng năm. Vì đây là thời điểm cỏ dùi trống cho ra nhiều hoa hình sao màu trắng và là loại tốt nhất được sử dụng làm thuốc.
Hoa và cuống hoa được cắt sát đến tận gốc, sau đó mang về rửa sạch, phơi vài lần dưới trời nắng to hoặc đem sấy cho thật khô để bảo quản được lâu.
Cốc tinh thảo nếu bảo quản không tốt sẽ dễ bị nát vụn, nấm mốc làm ảnh hưởng đến tác dụng của dược liệu. Vì vậy, cần lưu ý bảo quản dược liệu cốc tinh thảo ở nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ phòng. Để sử dụng lâu dài, hãy bảo quản trong hộp có nắp đậy hoặc trong túi nhựa kín.
Không bao giờ cất giữ dược liệu ở những nơi có độ ẩm cao, gần bồn rửa hoặc trong nhà tắm. Tốt nhất không nên sử dụng dược liệu khi thấy có dấu hiệu mốc trắng, đổi màu hoặc vụn nát.
Thành phần hóa học
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu cỏ dùi trống. Chỉ thấy loài thảo dược này được xác định là có chứa thành phần chính là cacbohydrat. Hi vọng trong thời gian tới, vị thuốc cỏ dùi trống sẽ được mọi người quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu nhiều hơn nữa.
Tác dụng dược lý – Cỏ dùi trống chữa bệnh gì?
Theo đông y, vị thuốc cỏ dùi trống có vị cay, hơi ngọt, tính mát và không có độc. Bên cạnh đó, vị thuốc cốc tinh thảo thường được ứng dụng để chữa các bệnh như:
- Chữa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, viêm kết giác mạc, đau mắt đỏ, đau mí, khô mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng, tiêu màng mắt,…
- Điều trị chảy máu cam không cầm được.
- Điều trị đau đầu, đau nửa đầu.
- Các bệnh về rang miệng như đau rang, chảy máu chân răng, viêm lợi,…
- Phòng ngừa một số bệnh về da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mẩn ngứa.
- Có khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh như viêm phổi, đại trường, mủ xanh,…
- Hỗ trợ điều trị các tình trạng nôn mửa, say nắng, tiêu chảy ở trẻ.
Đến nay, cỏ dùi trống vẫn chưa được nghiên cứu dược lý hiện đại.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cốc tinh thảo
Chữa đau mắt đỏ
Lấy 9g cỏ dùi trống, 9g xích thược, 9g phục long, 9g ngưu bàng tử, 6g mộc thông, 6g long đởm, 6g kinh giới và 3g cam thảo. Đem các dược liệu sắc cùng với 1 lít nước, đun trên lửa nhỏ, đun đến khi nước cô đặc lại thì ngưng. Dùng nước sắc uống thay nước trà hàng ngày, uống liên tục trong 2 – 3 ngày, đến ngày thứ 3 nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và tìm phương pháp điều trị khác.
Chữa quáng gà ở trẻ em
Lấy 30g cốc tinh thảo và 150g phổi dê, đem phổi dê rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, rồi cắt thành từng miếng vừa ăn và ướp cùng với gia vị. Cho cốc tinh thảo và phổi dê đã sơ chế vào nồi nấu chín, sử dụng kiên trì trong khoảng 7 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.
Chữa đau răng, viêm lợi – Cỏ dùi trống chữa bệnh gì?
Lấy 15 – 30g cốc tinh thảo sắc cùng với 2 chén nước, sắc đến khi nước cạn còn 1 chén thì ngưng, dùng uống hết trong ngày, kiên trì uống thuốc đều đặn đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
Hoặc có thể sử dụng kết hợp 30g cốc tinh thảo và 15g cam thảo, đem sắc cùng với 2 chén nước đến khi nước cạn còn 1 chén thì ngưng. Chia làm 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi tối, sử dụng liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ hết đau.
Chữa viêm kết mạc, màng mọng ở mắt, chảy nước mắt sống gây rít, đau rát
Lấy 60g cỏ dùi trống và 60g phòng phong, tán nhuyễn thành bột mịn rồi trộn đều. Mỗi lần sử dụng lấy 10g bột hòa với một ít nước cơm, uống trước bữa ăn 30 phút, uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Hoặc có thể lấy 30g cỏ dùi trống, 30g cáp phấn và 200g gan heo. Đem gan heo rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn, ướp cùng gia vị. Còn còn dùi trống và cáp phấn thì đem tán nhuyễn thành bột mịn. Tiếp đó cho tất cả dược liệu vào nồi nấu cùng với 200ml nước, nấu khoảng 25 – 30 phút thì ngưng, nêm thêm gia vị tùy thích. Sử dụng mỗi ngày 2 lần sáng và tối, nên ăn khi còn nóng.
Chữa đau đầu, đau nửa đầu – Cỏ dùi trống chữa bệnh gì?
Lấy 30g cốc tinh thảo cùng với 50g bột củ dong riềng, đem cỏ dùi trống tán thành bột mịn rồi trộn đều với bột dong riềng, cho thêm ít nước tạo hỗn hợp sệt. Bôi một lớp mỏng lên tờ giấy mỏng rồi dán vào chỗ đau, giữ yên cho khô hẳn, kiên trì sử dụng mỗi ngày, sau 3 – 4 ngày điều trị sẽ thấy kết quả.
Những lưu ý khi sử dụng cốc tinh thảo
- Không dùng những bài thuốc từ cốc tinh thảo cho những đối tượng có cơ địa dị ứng với một số thành phần hoặc với một số vị thuốc khác có trong thuốc.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thảo dược dùi trống, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng cụ thể thích hợp.
- Không được xông hoặc nhỏ trực tiếp nước sắc của cốc tinh thảo vào mắt.
- Những người bị phong nhiệt không dùng những bài thuốc từ dược liệu cốc tinh thảo.
- Kỵ sắt.
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình