Chuối cô đơn có tác dụng gì? Cách ngâm rượu chuối cô đơn

Từ rất lâu, chuối cô đơn được đồng bào dân tộc thiểu số coi nó là cây biệt dược từ gốc đên ngọn do rừng xanh ban tặng và đã sử dụng làm thuốc chữa bệnh hoặc ngâm rượu. Đến nay, các vùng miền luôn truyền miệng nhau về những công dụng dân gian của chuối cô đơn và sử dụng loại chuối này để chữa những bệnh nan y một các hiệu quả. Vậy cây chuối cô đơn là cây gì? Chuối cô đơn có tác dụng gì? Hạt chuối cô đơn có tác dụng gì? Chuối mồ côi có tác dụng gì? Chuối cô đơn chữa bệnh gì? Để biết rõ hơn về tác dụng của chuối hột cô đơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cây chuối cô đơn là cây gì?

Cây chuối cô đơn thuộc họ chuối Musaceae, có tên khoa học là Ensele glaucum (Roxb)E. Ngoài ra cây chuối cô đơn còn được gọi với nhiều tên gọi khác như chuối mồ côi, chuối hột rừng cô đơn, chuối chân voi, chuối bạc,… Loại cây này có đặc tính sinh học độc lạ và khác hoàn toàn so với các loại chuối hột cùng họ hàng khác.

Hình ảnh chuối mồ côi

Chuối cô đơn có tác dụng gì?
Chuối cô đơn có tác dụng gì?

Cây chuối cô đơn mọc đơn độc không thành cụm, cũng chính vì thế mà quả cây được tích hợp nhiều dưỡng chất. Cây có thân nhẵn bóng được bao phủ thêm bởi lớp phấn trắng với chiều cao khoảng 2 – 4m, đường kính đạt 0.6m. Phần thân và gốc cây phình to như chân voi, vì vậy một số nơi thường gọi nó là cây chuối chân voi.

Cây có phiến lá to hơn so với các loại chuối khác, lá lớn có màu xanh mạ dài khoảng 3m và rộng 0.6m.

Hoa chuối cô đơn rất đặc biệt có hình dạng lẫn màu sắc rất kỳ lạ,  thay vì màu hoa có màu đỏ tía như chuối ta thì loại chuối này có hoa màu xanh lá mạ rất ấn tượng. Hoa mọc thành nhiều lớp lớn tương tự như các tòa tháp cao, tuy nhiên loại chuối này rất hiếm và khó ra hoa.

Bắp chuối to rất được các nhà hàng ưa chuộng, tuy nhiên thời gian lưu trữ khi thu hoạch về chỉ được 4 ngày và nếu trữ lạnh bắp chuối sẽ bị bấm không ngon, còn nếu mới thu hoạch thì loại này ngon hơn các loại chuối nhà rất nhiều.

Quả chuối cô đơn rất tròn, ú, ngắn, trái rất dày, nhỏ, thon dài như các loại chuối hột rừng khác mà không thon dài như chuối nhà. Mỗi cây chỉ chứa một buồng chuối duy nhất, mỗi buồng sẽ có phân chia nải đực và nải cái. Một buồng chuối có thể cho đến 1.5 – 2kg chuối hột cô đơn, mỗi quả có chứa rất nhiều hạt, hạt có kích thước to gấp 2 – 3 lần chuốt hột thông thường.

Khu vực phân bố

Ở nước ta, cây chuối cô đơn thường được tìm thấy nhiều ở khu vực rừng núi Tây Bắc, miền Trung Tây Nguyên, miền Bắc và những vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sống như Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Phú Thọ, Ninh Thuận,…

Cây chuối cô đơn có điểm đặc biệt là cây không nhảy cây con trong suốt quá trình sinh trưởng mà chỉ mọc đơn độc một mình cho đến khi cây ra hoa kết trái và héo đi.

Cây được nhân thành nhiều giống mới là nhờ những bông hoa chuối rụng xuống đất và phần hạt bên trong cây sẽ phát triển thành cây mới.

Người dân tộc thiểu số phát hiện cây chuối cô đơn trong rừng sâu, hiện nay loại cây này khá quý hiếm và được truy lung nhiều vì vậy việc tìm kiếm còn nhiều hạn chế và khó khăn hơn.

Thu hái, chế biến

Để thu hoạch được chuối hột cô đơn, người dân phải lặn lội sâu vào các dãy núi cao, thường được thu hái vào thời điểm tháng 8 – 10 hàng năm khi những quả chuối cô đơn bắt đầu chín. Người ta chặt buồng đem về, chuối cô đơn có chứa một lượng hạt khá lớn, một buồng chuối như vậy có thể tách được khoảng 4 – 5kg hạt tươi và chủ yếu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh hoặc ngâm rượu.

Quả sau khi thu hái về được người dân tách lấy hạt bên trong rồi đem phơi khô hoặc có thể lấy cả quả đem sấy hoặc cắt thành từng lát mỏng phơi khô bảo quản sử dụng dần.

Tác dụng dược lý – Chuối cô đơn có tác dụng gì?

Trong đông y chuối cô đơn có tác dụng gì?

Hạt chuối cô đơn có vị ngọt, tính bình nên được quy vào 2 kinh đại tràng và thận. Cây chuối cô đơn được người Dao, người Raglai Ninh Thuận, người Mường Phú Thọ thường sử dụng để điều trị nhiều bệnh khó và tùy vào từng tình trạng bệnh mà ta lựa chọn bộ phận của cây. Cây chuối cô đơn được dùng chữa đau nhức xương khớp, sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm loét dạ dày tá tràng, cảm sốt, tẩy giun sán ở trẻ, đau bụng kinh niên, táo bón, tiêu chảy, giải độc cơ thể, phù thũng, dị ứng ngoài da, an thai, cải thiện tình trạng ho ra máu, hỗ trợ bài tiết và kích thích tiêu hóa, tốt cho nam giới yếu sinh lý,…

Phần thân và củ dùng để điều trị bệnh tiểu đường, còn phần quả và hạt dùng để điều trị sỏi thận. Chuối cô đơn còn chế biến bằng cách sắc uống, hãm nước hoặc ngâm rượu uống.

Trong y học hiện đại chuối cô đơn có tác dụng gì?

Hợp chất flavonoid có trong quả chuối cô đơn có tác dụng chống oxy hoá, bản vệ gan thận, kháng viêm kháng khuẩn, giảm đau, chống rối loạn lo âu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường – Theo kết quả phân tích từ Trung tâm sâm và dược liệu TP.HCM.

Hoạt chất saponin trong cây chuối cô đơn có tác dụng kháng viêm, kháng nấm, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch, hạ lipit máu, ngăn ngừa bệnh ung thư và giúp an thần.

Chuối cô đơn có tác dụng gì?

Điều trị sỏi thận

Lấy hạt chuối hột cô đơn tán thành bột mịn 10 – 13g hòa cùng với nước sôi uống hàng ngày hoặc có thể dùng hạt chuối hoặc quả chuối khô đun lấy nước uống trong ngày. Bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận nên kiên trì sử dụng và tùy theo kích thước sỏi mà thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1 – 3 tháng.

Chữa táo bón

Lấy một ít quả chuối cô đơn còn nguyên vỏ nướng trong bếp củi cho đến khi chuối chuyển sang màu đen, đem ra để nguội bớt, bóc vỏ cho trẻ ăn, sau khi ăn khoảng 10 phút là trẻ có thể đi được.

Chữa phù thũng

Lấy hạt chuối mồ côi đem sắc chung với khoảng 2 – 3 lít nước, dùng uống thay nước mỗi ngày, kiên trì áp dụng khoảng 2 tháng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện rất nhiều và nếu kiên trì sử dụng còn giúp lợi tiểu, chữa cảm sốt, đau  bụng,…

Cách ngâm rượu chuối cô đơn

Quả chuối cô đơn khi chín thường được dùng để ngâm rượu để sử dụng dần và được thực hiện bằng cách đẹm buồng chuối về đợi chín, lột bỏ hết vỏ, đem nguyên quả khơi khô hoặc có thể cắt mỏng và phơi khô. Tiếp đó đem chuối sao vàng hoặc nướng trên than hồng cho rượu ngả sang màu đỏ ngà. Khi chuối khô thì đem tráng qua một lớp rượu rồi ngâm trong rượu nếp 45 độ, đổ rượu ngập chuối hoặc ngâm theo tỷ lệ 1:1, ngâm sau 1 – 2 tháng là có thể dùng được, dùng mỗi ngày và uống 1 ly nhỏ trước khi ăn. Rượu chuối cô đơn thơm ngon dễ uống, rượu chuối cô đơn có tác dụng điều trị sỏi thận, tốt cho tiêu hóa, giúp bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt.

One thought on “Chuối cô đơn có tác dụng gì? Cách ngâm rượu chuối cô đơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ