Cây sầu đâu là loại cây thuốc nam có dược tính cao, loại cây này khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với tác dụng điều trị bệnh hiệu quả nhưng độc tính dược liệu cũng cao. Cây sầu đâu có tác dụng trị giun, kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện các bệnh ngoài da, tốt cho tim, cải thiện lưu thông máu,… Vậy cây sầu đâu là cây gì? Lá sầu đâu có tác dụng gì? Lá sầu đâu trị bệnh gì? Cây sầu đâu chữa bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng lá sầu đâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Cây sầu đâu là cây gì?
Cây sầu đâu thuộc họ xoan Meliaceae có tên khoa học là Azadirachta Indica. Ngoài ram cây sầu đâu còn được gọi xoan sầu đâu hoặc xoan trắng, nha đảm tử, cây thầu đâu, sầu đông, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, bạt bỉnh, chù mền,…
Hình ảnh cây sầu đâu
Ở nước ta, cây sầu đâu có nhiều loại khác nhau, 3 loại sầu đâu này có những đặc điểm khác nhau như:
- Cây sầu đâu bản địa: Cây sầu đâu là loại cây thân gỗ thẳng với chiều cao trung bình từ 7 – 12m, các nhánh cây toả rộng, tán lá hình oval hơi tròn, đường kính từ 15 – 20cm. Các lá mọc so le nhau dài 20 – 30cm, một lần kép gồm 6 – 15 đôi lá chét nhẵn, mọc đối nhau, hình ngọn giáo với gốc không đối xứng, cuống lá dài, mép lá có răng cưa. Hoa có mùi thơm nhẹ, màu trắng hoặc vàng cao 5 – 6cm, dài có lông, đầu nhuỵ phình lênvới 3 gai, cùng với một vòng lông, chuỳ hoa thường mọc ở nách lá và ngắn hơn lá. Quả hạch, nhỏ như những viên bi dài 2cm, có một phần vỏ cứng dễ vỡ, phần hạt hoá gỗ, khi chín phần thịt quả có màu đen. Khi còn non, quả có màu xanh và chuyển dần sang màu vàng nhạt khi quả chín.
- Cây sầu đâu rừng: Loại sầu đâu này thuộc họ cây thanh thất, cây nhỏ, thân cây yếu không hoá gỗ, thường mọc thành bụi, cao từ 1.6 – 2.5m, lá xẻ lông chim không đều, 4 – 6 đôi lá chét, hoa nhỏ khác gốc và mọc thành chùm. Loại cây sầu đâu này có độc tính và tác dụng tương tự như cây sầu đâu bản nội.
- Cây sầu đâu Ấn Độ: Là loại cây to, thân gỗ, cao 20m, các nhánh xoè ra hình tán rộng. Lá mọc xen kẽ với khoảng 8 – 19 lá chét, cây cho sản lượng gỗ chất lượng cao và kẹo cao su thương mại. Loại này thường được dùng ăn gỏi hoặc cây nim, hiện nay loại cây này thường được trồng nhiều ở Ninh Thuận.
Phân bố, thu hái
Cây sầu đâu thường có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh ở vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vì vậy, loại cây này được trồng nhiều ở Sri Lanka, Indonesia và 3 nước Đông Dương cũng như Ấn Độ.
Ở nước ta, cây sầu đâu mọc nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn bộ các bộ phận của cây sầu đâu đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là vỏ thân và lá. Dược liệu được thu hái quanh năm, lá sầu đâu tươi sau khi thu hái về đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc khô, còn phần thân và rễ đem cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần vỏ lụa, rồi đem phơi khô và sao vàng, bảo quản dược liệu nơi khô ráo.
Cây sầu đâu thường ra hoa và thay lá vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, thời điểm này người dân thường hái lá về để ăn hoặc dùng làm thuốc chữa bệnh.
Quả sầu đâu được thu hái và bào chế khá đơn giản, vào thời điểm tháng 8 – 12 khi quả chín thì hái về phơi hoặc sấy khô, vỏ khô có thể được bảo quản và sử dụng 10 năm gần hư không bị hư hay làm giảm dược tính của dược liệu
Thành phần hoá học
Các bộ phận của cây sầu đâu có các thành phần hoá học khác nhau:
- Lá: Chứa hợp chất quercetin bao gồm các hoạt chất như flavonoid, steroid, beta-sitosterol và nhiều loại Liminoid khác nhau hay còn gọi là nimbin cùng các dẫn xuất đi kèm.
- Hạt: Chứa tới 45% dầu, trong đó có các chất đắng nimbin, nimbidin và nimbini. Trong đó Nimbin là hoạt chất có chứa sunfua, còn Azadirachtin là một loại thuốc trừ sâu hiệu quả có tác dụng chống lại khoảng 200 loài côn trùng.
- Cụm hoa: Chứa 0.5% tinh dầu, 0.005% glucoside nimbosterin, nimberetin, nimbo sterol và axit béo.
- Hoa: Chứa chất nhờn kích thích vị đắng và một chất đắng.
- Quả: Chứa 23% dầu lỏng, có màu trắng, ngoài ra còn có tanin, kosamin, các chất men có thể thuỷ phân là chất saponin, chất quassin và amydalin.
- Vỏ thân: Chứa 0.9001% Nimbinin, 0.4% Nibidine, 0.02% Tinh dầu và 0.04% Nimbin.
Tác dụng dược lý – Cây sầu đâu là cây gì?
Cây sầu đâu có tác dụng hữu hiệu nhất là ổn định đường huyết và làm đẹp, cụ thể như:
- Lá: có vị đắng, ngọt, tính mát, dùng chữa bệnh phong, bệnh về mắt, buồn nôn, chán ăn, loét da, tim mạch, sốt, chảy máu cam, bệnh tiểu đường, giun đường ruột, viêm nướu răng và một số bệnh về gan. Ngoài ra, lá còn có đặc tính tránh thai ít được biết đến.
- Vỏ: Vỏ cây sầu đâu thường được dùng để chữa sốt rét, bệnh đường ruột, bệnh da, bệnh dạ dày, sốt và đau nhức.
- Hoa: thơm, ít có vị đắng được dùng để kiểm soát đờm, giảm mật và điều trị giun đường ruột.
- Quả: Được dùng để chữa bệnh trĩ, rối loạn nước tiểu, giun đường ruột, chảy máu cam, long đờm, rối loạn mắt, bệnh tiểu đường, vết thương ngoài da, bệnh phong.
- Cành: Được dùng để chữa ho, hen suyễn, trĩ, giun, rối loạn nước tiểu và tiểu đường và mật độ tinh trùng thấp.
- Hạt: Được dùng để trị giun đường ruột, bệnh phong, an thai và sẩy thai.
- Cành, vỏ và quả: Những bộ phận này có tác dụng như một loại thuốc bổ và chất làm se.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây sầu đâu
Chữa mụn nhọt – Cây sầu đâu là cây gì?
Lấy 85g lá sầu đâu rửa sạch, cho vào cái bình bằng đồng, cho thêm mù tạt và đun nóng lên. Dầu bắt đầu sôi thì 85g lá sầu đâu vào, tiếp tục đun đến khi lá chuyển sang màu đen thì tắt bếp, để nguội, lọc lấy dầu cho thêm long não vào cùng với một số dầu mỏ thạch. Sau khi thu được phần thuốc mỡ thì lấy bôi lên những nốt mụn nhọt hoặc dùng để điều trị nấm và các vết thương ngoài da cũng rất hiệu quả.
Giảm đau do chấn thương
Lấy 6g nước ép lá sầu đâu cùng với 12g nước ép gừng trộn cùng với nước, dùng hỗn hợp xoa bóp lên vùng da bị chấn thương mỗi ngày, kiên trì sử dụng sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
Chữa hói đầu
Lấy lá sầu đâu tươi bôi lên vùng da đầu bị hói, các hợp chất có trong lá sẽ giúp mọc tóc nhanh hơn.
Hoặc đối với tình trạng rụng tóc thì lấy lá sầu đâu trộn với lá cây táo tàu hoặc mận Ấn Độ rồi đem đun với nước dùng để gội đầu mỗi ngày để giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc và giúp tóc đen mượt.
Chữa chứng khó tiêu – Cây sầu đâu là cây gì?
Lấy 25g lá sầu đâu, 3 hạt tiêu đen cùng với 3 lá đinh hương đem xay nhuyễn rồi cho thêm một ít nước và đường trộn đều, mỗi ngày uống 2 lần và uống liên tục trong 3 ngày để các triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Những đối tượng không nên sử dụng cây sầu đâu
Tuy cây sầu đâu mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng lại có chứa độc tính, vì vậy dược liệu này không an toàn đối với các đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và trẻ sơ sinh
- Phụ nữ hoặc nam giới có ý định sinh con vì theo một vài nghiên cứu cho biết, vị thuốc sầu đâu có thể gây hại đến tinh trùng vì vậy có thể làm giảm khả năng sinh sản.
- Người chuẩn bị phẫu thuật
- Người mắc các bệnh về gan hoặc bệnh viêm loét dạ dày
- Người bị dị ứng với cây sầu đâu hoặc với các dược liệu khác
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn