Cây rau dớn có tác dụng gì? Cách chế biến rau dớn

Cây rau dớn từ lâu được biết đến rộng rãi qua các món ăn dân gian tuy nhiên cây rau dớn có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu chi tiết về tác dụng dược lý, cách chế biến, hình ảnh cây rau dớn hay rau dớn có độc không…qua bài viết sau đây nhé!

Cây rau dớn là cây gì?

Cây rau dớn là một loại dương xỉ có tên khoa học Diplazium esculentum thuộc họ rau Dớn Athyriaceae. Thực vật có thể cao khoảng 15 cm, thân cây được bao phủ bởi những lớp vẩy ngắn hình mũi mác có răng cưa ở hai bên mép với kích thước khoảng 1 mm.

Hình ảnh cây rau dớn

Cây rau dớn có tác dụng gì
Cây rau dớn có tác dụng gì

Lá của cây rau dơn mọc theo kiểu so le gồm nhiều lá chét khoảng 12-16 cặp. Phần cuống lá dài khoảng 25 đến 30 cm, bề mặt cuống lá có lớp lông bao phủ, phiến lá kép lông chim có hình mũi mác rộng.

Cây rau dớn thường bị nhầm lẫn với cây dương xỉ bởi bề ngoài hai loại cây khá giống nhau. Tuy nhiên, so với cây dương xỉ thì rau dớn có cành lá dài và lá xòe như tán ô, phần đầu cong lại như móc câu khác biệt với cây dương xỉ.

Khu vục phân bố và sinh thái

Cây rau dớn phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Việt Nam…

Tại nước ta, cây rau dơn được tìm thấy ở các tỉnh miền núi với độ cao 1000 đến 2000 mét như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Cây rau dơn có thể dễ dàng sinh trưởng và phát triển ở các khu rừng hay bờ suối bởi cây rất ưa ẩm, ưa sáng, chịu được nhiệt độ thấp kéo dài. Thông thường mỗi khóm nhỏ chỉ mọc lên khoảng 1 đến 3 lá mới mỗi năm.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Toàn bộ cây rau dớn đều được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh. Tùy theo từng vùng mà thời điểm thu hái dược liệu sẽ có phần khác nhau, có nơi vào khoảng tháng 9, tháng 10 nhưng có nơi lại vào tháng 4.

Khi thu hái cần chọn những cây tươi tốt có lá non màu xanh, tiến hành phơi khô lá, bảo quản trong những túi kín để dùng dần. Có thể dùng lá tươi để chế biến các món ăn như rau dớn xào, rau dớn nấu canh.

Thành phần hóa học

  • Protein
  • Carbohydrate
  • Vitamin C
  • Chất xơ
  • Flavonoid
  • Glycosid
  • Alkaloid
  • Phenoic
  • Saponins
  • Acid tetradecanoic

Cây rau dớn có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền cây rau dớn có tác dụng gì?

Trong đông y, cây rau dớn có tính hàn, được sử dụng rộng rãi ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương từ rất lâu đời.

  • Tại Ấn Độ, người ta dùng luộc lá non cây rau dớn ăn và uống phần nước luộc giúp nhuận tràng
  • Tại Western Ghats (Ấn Độ) người dân ép lá rau dớn uống để chữa cảm lạnh, chữa ho
  • Ngoài ra lá rau dớn còn được dùng chữa kiết lỵ, tẩy giun sán, chữa bệnh sởi, tiêu chảy, đau răng, giảm đau, nhiễm trùng da…

Theo y học hiện đại cây rau dớn có tác dụng gì?

  • Kháng khuẩn: nghiên cứu được thực hiện tại Malaysia khi chiết xuất rau dớn trong nước và cồn cho thấy dược liệu có tác dụng kháng lại các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella a Arizonae (tham chiếu bởi Tetracycline).
  • Kháng viêm: chiết xuất metanol được các chuyên gia ghi nhận có tác dụng ức chế các yếu tố gây viêm như COX-2 (cyclooxygenase-2) và 5-LOX (lipoxygenase) ở nồng độ 1000 µg.
  • Chống oxy hóa: hàm lượng flavonoid trong cây rau dớn khi sấy khô được các chuyên gia ghi nhận là 19,974 mg. Thực nghiệm DPPH cho thấy với hàm lượng đó, mức ức chế sự oxy hóa có thể lên đến 24,590%.
  • Kháng nấm: chiết xuất chloroform từ lá, thân của cây rau dớn cho được các chuyên gia cho rằng có khả năng chống lại sự nhân lên của nhiều loại nấm với giá trị MIC khoảng từ 0.02 đến 2.50 mg/ml.
  • Giảm đau: thử nghiệm được thực hiện trên chuột bạch tạng Thụy Sĩ, chiết ethanolic từ dược liệu có chứa flavonoid làm tăng hoạt động giảm đau của cây rau dớn, liều lượng càng cao thì tác dụng càng lớn.
  • Bảo vệ gan: tác dụng bảo vệ gan của cây rau dớn được cho rằng do hoạt động ức chế các độc tính trên gan do CCI4.

Những bài thuốc từ cây rau dớn

Giúp cầm máu, lành vết thương – Cây rau dớn có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: 50g lá rau dớn non
  • Thực hiện: rửa sạch lá rau dớn rồi cho vào cối giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu và khiến vết thương mau lành.

Chữa sốt rét, đau bụng, kiết lỵ – Cây rau dớn có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: 20g thân rễ cây rau dớn
  • Thực hiện: cắt bỏ phần rễ con của dược liệu rồi đem rửa sạch, thái nhỏ và sắc với 200 ml nước đến khi còn lại khoảng 50 ml thì tắt bếp. Uống nước sắc dược liệu khi còn ấm nóng, cần kiên trị thực hiện bài thuốc trong 7-10 ngày.

Rau dớn chữa bỏng – Cây rau dớn có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: lá rau dớn non, ruột bí ngô mỗi vị 100g
  • Thực hiện: rửa sạch rồi giã nát cả hai loại dược liệu trong cối rồi đắp trực tiếp lên vết bỏng trong 3-5 phút thì gỡ ra.

Cách chế biến rau dớn

Nấu canh rau dớn với tôm

  • Chuẩn bị: 100g rau dớn và 100g tôm đất
  • Thực hiện: xào tôm đất với tỏi rồi cho vào nồi nước đang sôi, cho rau dơn vào nấu cùng đến khi sôi, nêm nếm vừa ăn và tắt bếp sau 10 phút.

Rau dớn xào thịt bò

  • Chuẩn bị: 200g rau dớn (chọn phần non), 100g thịt bò
  • Chuẩn bị: rửa sạch rau và thịt bò, thái thịt thành miếng nhỏ rồi xào với tỏi, sau đó cho rau dớn vào xào cùng, nêm nếm phù hợp khẩu vị và tắt bếp.

Cây rau dớn có nhiều tác dụng tuyệt vời đã được khoa học chứng minh dựa trên những thành phần hóa học, nếu có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng từ dược liệu thì liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – ĐẦU TƯ LIFE GIFT VIỆT NAM

Văn phòng đại diện: số 68, đường 24B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Nhà máy: Lô A3, Khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Hotline: 0336 469 088

Email: sales@lifegiftvietnam.net

Website: https://www.giacongthucphamchucnang.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/giacongthucphamchucnanghcm

One thought on “Cây rau dớn có tác dụng gì? Cách chế biến rau dớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ