Cây ô rô có tác dụng gì? Cây ô rô chữa bệnh gì?

Cây ô rô là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong đông y giúp tiêu viêm, long đờm, chữa rong kinh, viêm gan, tan máu ứ bầm…Cùng tìm hiểu cây ô rô có tác dụng gì? Cây ô rô chữa bệnh gì? Quả ô rô có ăn được không, hình ảnh cây ô rô qua bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu cây ô rô

Cây ô rô là thực vật thân thảo sống lâu năm có tên khoa học Acanthus Ebracteatus Vahl thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Ngoài ô rô, dược liệu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như dã hồng hoa, cây ắc ô, sơn ngưu bàng, ô rô hoa nhỏ…

Hình ảnh cây ô rô

Cây ô rô có tác dụng gì
Cây ô rô có tác dụng gì

Thân cây ô rô màu xanh lục, hơi mảnh, bề mặt có nhiều rãnh dọc, trung bình mỗi cây có chiều cao từ 60 đến 80 cm. Cây ô rô có phần rễ trụ khá phát triển, rễ dài, phình to và xung quanh mọc thêm nhiều rễ phụ.

Lá ô rô mọc theo kiểu so le, không có cuống, thường chia thành nhiều thùy, mép lá có gai, bề mặt nhẵn, đầu nhọn, mỗi lá có thể dài từ 20 đến 40 cm và rộng 5 đến 10 cm.

Hoa ô rô màu tím, thuộc kiểu hoa lưỡng tính, nở thành từng cụm hình cầu mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Trung bình mỗi cụm hoa ô rô sẽ có đường kính khoảng 3 đến 5 cm. Quả ô rô hình dẹt thuôn dài, bên trong quả gồm các hạt nhỏ và mỗi hạt có chứa nhiều dầu.

Khu vực phân bố và sinh thái

Cây ô rô là loại thực vật phân bố rộng rãi khắp các nước thuộc khu vực Châu Á, Đông Nam Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Lào…

Tại nước ta, cây ô rô được tìm thấy khi mọc hoang ở những vùng trung du và miền núi thuộc khu vực phía Bắc hoặc miền Trung hoặc được trồng bằng hạt nơi đồi thấp và triền núi.

Cây ô rô được xem là một loại dược liệu khá dễ trồng bởi nó có khả năng thích nghi tốt với nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Có thể ưa sáng, ưa ẩm, mưa nắng đều chịu được, trồng bằng loại đất nào cũng dễ dàng sinh trưởng và phát triển.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Toàn cây ô rô bao gồm thân, lá, rễ và quả ô rô đều có thể được dùng làm dược liệu chữa bệnh bởi toàn cây có chữa nhiều thành phần hóa học có tính dược lý cao.

Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường thu hoạch cây ô rô vào mùa hè và tốt nhất là vào mùa thu tầm tháng 8 đến tháng 10 bởi đây là thời điểm dược tính trong cây cao nhất.

Sau khi thu hái, cần làm sạch kĩ càng, đặc biệt phần rễ cây cần cắt bỏ rễ con, chặt nhỏ rồi mới đem rửa. Sau đó phơi khô dược liệu dưới ánh nắng trực tiếp rồi cho vào túi kín hoặc lọ có nắp để bảo quản và dùng dần.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, toàn cây ô rô có chứa những thành phần hóa học mang tính dược lý như:

  • Tinh dầu
  • Alkaloid
  • Alpha amyrin
  • Beta-amyrin
  • Taraxasteryl
  • Beta-sitosterol
  • Pectolinarin
  • Axetat
  • Tanin
  • Isoverbascoside

Cây ô rô có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền cây ô rô có tác dụng gì?

Theo các tài liệu đông y đã ghi chép, vị thuốc ô rô có vị mặn tính hàn với những tác dụng chính như tiêu sưng, tiêu viêm, hạ khí, tiêu đờm, tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau…chủ trị một số bệnh như:

  • Thủy thũng, thấp khớp
  • Tiểu rắt, tiểu buốt
  • Hạch bạch huyết
  • Gan lách sưng to
  • Hen suyễn
  • Thông kinh ứ huyết

Theo y học hiện đại cây ô rô có tác dụng gì?

Bảo vệ và tăng cường chức năng gan

Tiến hành chiết xuất dược liệu ô rô ở dạng ethanol, các chuyên gia công bố rằng dịch chiết ethanol có tác dụng bảo vệ tế bào gan và tăng cường chức năng của gan. Tuy nhiên lại không có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus gây bệnh viêm gan B như một số quan niệm trước đó.

Bên cạnh đó, hợp chất alkaloid chiết xuất từ cây ô rô được cho rằng có tác dụng tốt trên những tế bào gan ở bệnh nhân mắc chứng xơ gan, đồng thời còn góp phần vào việc ức chế các phản ứng viêm liên quan đến gan.

Cải thiện tiêu hóa, chức năng dạ dày

Dịch chiết từ lá cây ô rô có chứa tannin được các chuyên gia cho rằng có khả năng chống viêm loét dạ dày rõ rệt. Thực tế cho thấy, từ xưa người dân Việt Nam đã dùng lá ô rô để ăn trầu giúp chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột.

Ngoài ra, cây ô rô còn có tác dụng long đờm, chống lại hoạt động của virus gây bệnh cảm cúm, ngăn ngừa bệnh ung thư, chữa vàng da do gan, động kinh, ho gà, sỏi bàng quang…

Những bài thuốc dân gian từ cây ô rô

Cây ô rô chữa hen suyễn – Cây ô rô có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: 30g ô rô, 60g thịt heo.
  • Thực hiện: thái nhỏ thịt heo và ô rô thành miếng nhỏ rồi cho vào nồi có sẵn 500 ml nước rồi đun đến khi còn lại khoảng 150 ml nước thì nêm nếm gia vị vừa ăn.

Chữa táo bón, nước tiểu vàng – Cây ô rô có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: rễ cây ô rô 30g, lá muồng trâu 18g, mè đen 20g.
  • Thực hiện: giã nát mè đen, thái nhỏ rễ ô rô và lá muồng rồi cho vào ấm sắc cùng với 400 ml nước đến khi còn lại một nửa thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước sắc uống khi còn ấm nóng, mỗi ngày dùng 1 thang.

Cây ô rô chữa vàng da do bệnh gan – Cây ô rô có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: cây ô rô và vỏ cây quao mỗi vị 500 mg.
  • Thực hiện: cắt nhỏ cả 2 loại dược liệu đem sao vàng rồi đun với 3 lít nước đến khi còn lại 1 lít thì gạn lấy phần nước đầu tiên. Thêm 2 lít nước vào tiếp tục đun đến khi còn lại khoảng 500 ml thì thêm đường vào cô đặc lại khoảng 300 ml thì chia làm 2 phần uống hết trong ngày.

Chữa đau lưng, nhức xương khớp – Cây ô rô có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: rễ cây ô rô 30g, canh châu 20g, rễ cây kim vàng 8g và quế chi 4g.
  • Thực hiện: thái nhỏ tất cả dược liệu, tẩm với rượu trắng rồi đem sao lên cho vàng. Thêm 500 ml nước vào sắc trong vòng 20 phút rồi gạn lấy phần nước uống khi còn ấm nóng, mỗi ngày dùng 1 thang, kiên trì 5-7 ngày sẽ thấy đỡ đau nhức xương khớp.

Lá ô rô trị ngứa, ghẻ lở – Cây ô rô có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: lá ô rô lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: rửa sạch lá ô rô rồi cho vào cối giã nát, sau đó rửa sạch vùng da bị ghẻ ngứa, lau khô và đắp trực tiếp lên vết thương. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, kiên trì trong 5-7 ngày sẽ thấy bệnh được cải thiện.

Cây ô rô chữa ứ huyết – Cây ô rô có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: rễ cây ô rô 30g và lá tràm 20g.
  • Thực hiện: sắc 2 loại dược liệu cùng 500 ml nước với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút hoặc cho đến khi còn lại khoảng 200 ml thì gạn lấy phần nước uống hết trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, đều đặn 3-5 ngày.

Chữa rong huyết – Cây ô rô có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: rễ cây ô rô 30g, hoa kinh giới 18g, bổ hoàng 20g, giấm.
  • Thực hiện: bổ hoàng và hoa kinh giới đem sao cháy tồn tính, rễ ô rô thái nhỉ sao với giấm cho cháy đen. Cho tất cả vị thuốc vào ấm, thêm 600 ml nước rồi sắc đến khi còn lại khoảng 300 ml thì gạn lấy phần nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý: phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến thầy thuốc của bạn trước khi áp dụng những bài thuốc dân gian.

Cây ô rô có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nếu bạn đang có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng từ dược liệu ô rô thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – ĐẦU TƯ LIFE GIFT VIỆT NAM

Văn phòng đại diện: số 68, đường 24B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Nhà máy: Lô A3, Khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Hotline: 0336 469 088

Email: sales@lifegiftvietnam.net

Website: https://www.giacongthucphamchucnang.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/giacongthucphamchucnanghcm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ