Cây nhội chủ yếu được trồng để làm cảnh, lấy bóng mát và cũng được người dân dùng chữa tiêu chảy, khí hư, mụn nhọt…Vậy cây nhội có tác dụng gì? Hình ảnh cây nhội, quả cây nhội có ăn được không? Cùng Life Gift tìm hiểu về cây nhội qua bài viết dưới đây nhé!
Cây nhội là cây gì?
Cây nhội là một loại cây thân gỗ có tên khoa học Bischofia Javanica – Blume thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây nhội còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cơm nguội, cây nhội tía, ô dương, bích hợp, thu phong…
Ngoài việc được trồng để làm bóng mát thì gần đây, cây nhội còn được nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh được dùng trong dân gian khá rộng rãi.
Hình ảnh cây nhội

Đặc điểm của cây nhội
Cây nhội cao khoảng 15 đến 20 mét, thuộc loại thân gỗ với lớp vỏ màu đen hoặc nâu đen. Lá cây cơm nguội mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, thường dài khoảng 8 – 13cm, rộng 4 – 8cm, gốc lá hơi tròn, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, hai mặt nhẵn. Cuống lá thường dài khoảng 7 – 9cm, phình ở gốc lá, lá kèm hình tam giác nhọn và hay rụng sớm.
Cụm hoa nhội mọc thành chùm dài khoảng 6 đến 13cm, thường mọc thành cụm ở kẽ lá. Đây là loại hoa đơn tính khác gốc với màu lục hơi nhạt. Hoa đực có 5 lá đài khi nở thì xòe ụp xuống và không có cánh hoa. Hoa cái mọc riêng lẻ với cuống dài hơn hoa đực, bầu hình trứng hơi nhọn và không có cánh hoa.
Quả của cây nhội thuộc loại quả thịt, hình cầu với đường kính khoảng 6 đến 7,5mm. Quả có màu nâu hoặc nâu đen, hình trứng nhẵn bóng, bên trong chứa 2 đến 3 hạt. Thời điểm quả cây nhội sai nhất là vào khoảng tháng 6 đến tháng 8, còn mùa hoa khoảng tháng 2 đến tháng 5.
Khu vực phân bố và đặc điểm sinh thái
Cây nhội phân bố rộng rãi ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và một số tỉnh ở phía nam Trung Quốc.
Ở nước ta, cây nhội mọc nhiểu ở các tỉnh miền núi, trung du hoặc đồng bằng như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái…
Cây nhội sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất ở độ cao lên đến 1000 mét vì thế cây thường mọc ven các rừng kín đặc biệt trong các quần hệ thứ sinh.
Cây nhội mọc nhanh trong khoảng 3 đến 4 năm đầu, chịu được bóng với hệ thống rễ cọc vững chắc giúp cây chịu được giông bão, vì thế cây thường được trồng để cho bóng mát và làm cảnh.
Cây ra quả hằng năm và thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió, tái sinh tự nhiên bằng hạt hoặc do động vật ăn quả chín mang đi khắp nơi.
Có nên trồng cây nhội trước nhà? Quả cây nhội có ăn được không?
Hiện tại, chưa có tài liệu phong thủy nào ghi chép hay phân tích về giá trị phong thủy của cây nhội. Bản thân cây nhội trung tính, không mang ý nghĩa xấu hay tốt nào cả, vì thế nếu yêu thích, bạn hoàn toàn có thể trồng cây nhội trước nhà.
Cây nhội có tán lá rộng không chỉ giúp che bóng mát mà còn mang đến không gian xanh mát, thanh lọc không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn.
Quả cây nhội có ăn được không? Quả cây nhội ăn được, khi ăn có vị hơi chát, còn lá cây nhội có thể ăn sống hoặc nấu canh, xào cùng với thịt hay làm gỏi cá ăn vô cùng lạ miệng.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây nhội đó chính là phần vỏ, thân, rễ và lá cây vì nó có chứa nhiều thành phần có giá trị dược lý.
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể thu hái cây nhội vào bất kì thời điểm nào trong năm. Dược liệu sau khi thu hái có thể dùng ở dạng tươi hoặc đem đi phơi sấy khô và bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.
Thành phần hóa học
- Lá là bộ phận được sử dụng làm thuốc nhiều nhất của cây nhội bởi có chứa nhiều thành phần như nước, protid, glucid, chất xơ, caroten, vitamin C và các triterpenoid, các steroid.
- Riêng phần vỏ thân cây nhội có chứa tannin galic và vitamin C, hạt chứa dầu thô.
- Ngoài ra trong cây nhội còn chứa chrysoerinol, triacontan, acid betulenic, bishofanin, stigmasterol, friedelin, friedelinol, D.glucosid…
Cây nhội có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền cây nhội có tác dụng gì?
Theo đông y, cây nhội vị chát, tính bình, quy vào 2 kinh là tỳ và đại tràng, cây không có độc, chủ trị một số bệnh như:
- Đau bụng đi ngoài, tiêu chảy.
- Khí hư bạch đới ở phụ nữ.
- Giúp lợi tiểu.
- Ung thư dạ dày, đại tràng và các bệnh hệ tiêu hóa.
Theo y học hiện đại cây nhội có tác dụng gì?
Diệt trùng roi (Trichomonas): ông Trần Văn Ngoan thuộc bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y khoa Hà Nội đã tiến hành thực nghiệm trên ống kính và súc vật được gây phơi nhiễm trùng roi. Kết quả thu được cho thấy phần lá nhội có khả năng tiêu diệt trùng roi mạnh mẽ.
Ức chế sự phát triển tế bào ung thư: các hoạt chất như acid betulenic, acetat friedelinol, roxburgolon được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của dòng tế bào Leukemia P.388 gây ung thư.
Một số bài thuốc dân gian từ cây nhội
Lá cây nhội chữa viêm phụ khoa, khí hư bạch đới
- Chuẩn bị: 50g lá nhọ tươi và một ít phèn chua.
- Thực hiện: có thể sắc lá nhội tươi với 500ml nước lọc trong khoảng 30 phút để lấy nước uống. Hoặc có thể sắc đến đặc lại rồi thêm ít phèn chua nấu thành cao đặc để bôi vào âm đạo.
Lá cây cơm nguội chữa tiêu chảy
- Chuẩn bị: lá nhội khô khoảng 40g hoặc lá nhội tươi khoảng 60g.
- Thực hiện: sắc lá nhội tươi với 500ml nước lọc trong vòng 10 đến 15 phút và dùng uống thay nước trong ngày.
Chữa mụn nhọt, ngứa da do dị ứng – Cây nhội có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: lá cây nhội và lá cây dâu gia mỗi vị 50g.
- Thực hiện: rửa sạch cả 2 loại dược liệu rồi cho vào cối giã nhỏ, thêm ít giấm ăn rồi bôi trực tiếp vào vùng da bị tổn thương.
Chữa viêm gan siêu vi – Cây nhội có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: lá nhội tươi 60g, rau má 30g, hợp hoan bì và đường phèn mỗi vị 15g.
- Thực hiện: đem tất cả dược liệu sắc với 400ml nước lọc đến khi còn lại khoảng ½ thì gạn lấy phần nước để uống hết trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
Chữa phong thấp, đau xương, nhức khớp – Cây nhội có tác dụng gì?
- Chuẩn bị: vỏ thân cây nhội, dây đau xương, thổ phục linh mỗi vị 12g.
- Thực hiện: vỏ thân cây nhội đem sao vàng rồi sắc cùng 2 vị thuốc kia với 400ml nước lọc trong vòng 20 phút. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau, uống hết trong ngày.
Cần lưu ý dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ hay ngộ độc do quá liều.
Cây nhội có tác dụng gì, những bài thuốc từ cây nhội cũng như cách sử dụng đã được liệt kê chi tiết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây nhội và sử dụng dược liệu hợp lý.
Mình cần tư vấn