Cây mướp gai là một loại dược liệu dân gian có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giảm đau, tiêu viêm, lợi niệu…Vậy cây mướp gai trị bệnh gì? Củ mướp có tác dụng gì? Cây mướp gai trị bệnh gan, cách sử cụng cây mướp gai, cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Cây mướp gai là cây gì?
Cây mướp gai là một loại cây thân thảo quen thuộc có tên khoa học Rhizoma Lasiae spinosae thuộc họ Ráy Araceae, cây còn được biết đến tên gọi khác như củ chóc gai, mớp gai hoặc ráy gai…
Hình ảnh cây mướp gai

Thân cây mướp gai bò phình to với phần gốc rễ nằm sát dưới đất bùn ẩm ướt tạo thành dạng củ mang nhiều mắt và rễ chùm.
Lá mướp gai hình tim, dạng xẻ thùy, thường mọc so le nhau với 5-7 thùy có răng cưa. Cuống bẹ dạng dời, mỗi cuống lá dài khoảng 50cm với nhiều gai cứng rất nhỏ, trên gân lá chính cũng có nhiều gai sắc nhọn. Người dân thường chọn những lá non để chế biến món ăn trong các bữa ăn dân dã thường ngày.
Hoa của cây mướp gai mọc theo từng cụm không phân nhánh, có mo dài bao lại. Hoa màu vàng với trục hoa hình trụ, hoa đực ở trên và hoa cái ở dưới. Bao hoa thường có 6 mảnh với bộ nhị 6, chỉ nhị ngắn, bầu 1 ô chứa 1 noãn treo.
Quả mướp gai thuộc loại quả mọng, màu nâu, hình trứng hơi vuông, có gai ngắn ở đỉnh và bên trong chứa hạt dẹp. Khi còn non, quả có màu xanh và chuyển sang vàng nhiều xơ gai khi đã già.
Khu vực phân bố và đặc điểm sinh thái của cây mướp gai
Cây mướp gai có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia…
Tại nước ta, cây phân bố nhiều ở Hà Nội, Nghệ An, Hòa Bình, Ninh Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Bình Dương…ở những nơi có đất ẩm ướt như ruộng nước, ven suối, bờ ao, bãi lầy.
Bộ phận dùng và cách sơ chế
- Thân cây hay thân rễm củ của cây mướp gai được sử dụng làm thuốc, còn phần đọt non và lá non được sử dụng chế biến món ăn.
- Củ mướp sau khi đào lên thì cắt bỏ phần rễ con rồi đem rửa sạch, thái thành lát mỏng và phơi khô, bảo quản ở nơi khô mát để dùng dần.
- Còn phần đọt non được người dân thu hái quanh năm để làm rau ăn hằng ngày cực kì thơm ngon và bắt cơm.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu của y học hiện đại cây mướp gai có chứa những thành phần hóa học có tính dược lý như:
- Toàn thân chứa chất chống oxy hóa polyphenol, saponin triterpen, vitamin C.
- Thân rễ chứa hàm lượng lớn tinh bột.
- Bông mo của cây mướp gai có chứa acid hydrocyanic.
- Phần lá gai chứa flavonoid, hợp chất phenol, các acid hữu cơ, acid min và glucose.
Củ mướp có tác dụng gì? Cây mướp trị bệnh gì?
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc của củ mướp gai
Năm 2003, các nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành thực nghiệm về tác dụng của cây mướp gai. Cụ thể, những tình nguyện viên bị xơ gan do lạm dụng bia rượu được cho sử dụng chiết xuất từ củ mướp.
Kết quả cho thấy, tình trạng bệnh gan của họ được cải thiện đáng kể, vì thế các nhà khoa học đã tiến hành kiểm nghiệm độc tố trong gan và thận thì thấy giảm đi đáng kể.
Chống oxi hóa – Cây mướp trị bệnh gì?
Các nhà khoa học Trung Quốc đã cho tình nguyện viên sử dụng chiết xuất cây mướp gai và tiến hành theo dõi trong nhiều ngày.
Kết quả cho thấy tốc độ oxy hóa của cơ thể chậm lại, kết quả này được cho là do hợp chất polyphenol trong củ mướp tạo nên.
Giúp ổn định huyết áp – Cây mướp trị bệnh gì?
Các nhà khoa học Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đã cùng tiến hành khảo sát trên các tình nguyện viên bị bệnh huyết áp.
Những thành phần hóa học chứa trong củ mướp gai làm giảm áp lực lên thành mạch từ đó giúp ổn định huyết áp, đặc biệt với những bệnh nhân bị huyết áp cao.
Hỗ trợ bệnh gan, vàng da – Cây mướp trị bệnh gì?
Theo các tài liệu ghi chép, trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta đã dùng mướp gai làm dược liệu chữa bệnh viêm gan, viêm gan vàng da, suy nhược cơ thể do bệnh sốt rét và thu về kết quả tốt.
Theo đó, năm 1973 xưởng dược X5 thuộc quân y B2 đã tiến hành sản xuất thuốc có thành phần chiết xuất từ cây mướp gai và bột nghệ, thuốc này đã được đưa vào sử dụng trong thời điểm đó.
Những bài thuốc dân gian từ cây mướp gai
Củ mướp có tác dụng gì? Củ mướp chữa đau nhức xương khớp
- Chuẩn bị: củ mướp gai, trần bì, bạch thược mỗi vị 30g, ngũ gia bì, cốt toái bổ, cẩu tích, ngưu tất, bìm bìm, đỗ trọng mỗi vị 20g và 1 lít rượu trắng.
- Thực hiện: rửa sạch tất cả dược liệu rồi đem ngâm với 1 lít rượu trắng. Sau 30 ngày thì có thể dùng được, mỗi lần dùng khoảng 20ml rượu ngâm sẽ thấy tay chân đỡ đau nhức.
Cây mướp gai trị chân tay tê buốt – Cây mướp gai trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: mướp gai, ngưu tất, kim cang, huyết đằng, cẩu tích mỗi vị 10g.
- Thực hiện: đem tất cả dược liệu sắc cùng với 500ml nước lọc cho đến khi còn lại khoảng 200ml thì gạn lấy phần nước sắc, uống hết trong ngày.
Cây mướp gai hỗ trợ trị bệnh viêm gan – Cây mướp gai trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: cây mướp gai và nhân trần mỗi vị 12g, diệp hạ châu 20g.
- Thực hiện: làm sạch dược liệu rồi sắc với 500ml nước lọc trong khoảng 20 phút thì chia thành 2 phần đều nhau, uống hết trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
Trị bệnh ghẻ lở, ngứa ngoài da – Cây mướp gai trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: cây mướp gai dạng tươi.
- Thực hiện: nấu nước mướp gai tươi vừa đủ để tắm, nên tắm khi nước thuốc còn ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi hết ghẻ lở, ngứa da.
Chữa phù thủng – Cây mướp gai trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: mướp gai, râu bắp (râu ngô) và mã đề mỗi vị 12g.
- Thực hiện: cho dược liệu vào ấm có sẵn 500ml nước lọc rồi sắc với lửa nhỏ khoảng 25 phút là có thể gạn lấy phần nước còn ấm nóng để uống.
Cây mướp gai trị bệnh gan – Cây mướp gai trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: Mướp gai tươi (dùng phần thân rễ) 100g, dứa dại tươi 100g, cây chó đẻ răng cưa tươi 30g.
- Thực hiện: sắc tất cả dược liệu với 2 lít nước cho đến khi còn lại khoảng 300ml thì chắt lấy phần nước uống khi còn ấm nóng. Chia nước thuốc thành 3 phần để uống, cần kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Cây mướp gai giúp thanh nhiệt giải độc – Cây mướp gai trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: củ mướp gai
- Thực hiện: rửa sạch củ mướp gai, xắt thành lát mỏng, đem phơi khô rồi sao lên, bảo quản trong lọ có nắp đậy kín. Mỗi lần dùng khoảng 50g hãm với nước sôi uống như trà sẽ giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể.
Cách sử dụng cây mướp gai làm món ăn
Ngoài tác dụng trị bệnh, người dân vùng nông thôn cũng sử dụng cây mướp gai để chế biến nhiều món ăn dân dã vừa ngon vừa lạ miệng.
- Mướp gai luộc: sử dụng phần đọt non, bẹ non, lá và hoa non của cây mướp gai rửa sạch rồi đem luộc, khi ăn có thể chấm với nước cá kho, thịt kho ăn cùng cơm trắng rất ngon.
- Mướp gai xào: lấy phần đọt non hoặc bẹ non, hoa mướp non xào tỏi hoặc xào với tôm, thịt hay các loại hải sản khác.
- Nấu canh mướp hoặc nhúng lẩu: đọt non và lá của cây mướp gai đem nấu canh chua hoặc làm rau ăn kèm trong các món lẩu khá lạ miệng.
- Mướp gai muối chua: rửa sạch đọt non, lá và bẹ của cây mướp gai rồi cho vào hủ sành, thêm nước vo gạo cộng ít muối, đường rồi đậy nắp lại. Sau 3-5 ngày là có thể ăn được, mướp gai muối chua ăn kèm với cá hoặc thịt kho rất ngon, ngoài ra người ta còn dùng nấu canh chua với cá.
Những lưu ý khi dùng cây mướp gai
Cây mướp gai vừa là món ăn dân gian và là vị thuốc chữa bệnh, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau đây:
- Phụ nữ đang mang thai không được dùng củ mướp gai vì có thể gây sẩy thai.
- Trẻ em dưới 15 tuổi không nên dùng cây mướp gai.
- Trước khi áp dụng bài thuốc cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ của bạn.
- Khi sử dụng cần kiên trì vì đây là dược liệu nên cần có thời gian để phát huy công hiệu.
Cây mướp gai quả thật là một vị thuốc hay trong dân gian, ngoài ra còn có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon lạ miệng. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng từ dược liệu thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!
Mình cần tư vấn gia công