Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một loại cây phong thủy thường được trồng làm cảnh là chủ yếu, nhưng ít ai biết được công dụng chữa bệnh từ loại cây này. Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt, thường được dùng để điều trị ho, cảm mạo, bỏng, những tổn thương so vấp ngã, nhọt lở loét sưng độc, hen suyễn, viêm tai, viêm họng, khàn tiếng,… Vậy cây lưỡi hổ là gì? Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Cây lưỡi hổ có độc không? Trong phong thủy cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Cây lưỡi hổ có ra hoa không? Để biết rõ hơn về công dụng của cây lưỡi hổ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Cây lưỡi hổ là gì?

Cây lưỡi hổ thuộc họ bồng bồng Dracaenaceae có tên khoa học là Sansevieria trifasciata Hort. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn được gọi với nhiều tên gọi khác như hổ vĩ, hổ vĩ lan, hổ vĩ mép vàng, lưỡi cọp xanh, hổ thiệt,…

Hình ảnh cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Cây lưỡi hổ là một loại cây thảo mọc thảng đứng thành bụi, chiều cao khoảng 30 – 50 cm và có bộ rễ nằm ngang. Lá dài và cứng, có hình dải màu xanh đậm, phần gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau. Đầu lá thuôn dài thành mũi nhọn, cuống có vằn ngang, mép lá nguyên và có viên màu vàng từ gốc đến ngọn. Cả hai mặt lá đều có những sọc ngang sẫm màu trông giống như một chiếc đuôi của con hổ.

Cây lưỡi hổ có ra hoa không? Hoa lưỡi hổ có 6 cánh màu trắng hoặc màu lục nhạt mềm, dài khoảng 3 – 4 cm. Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm 10 bông, mỗi hoa có 5 cánh nhỏ, có mùi hương nhẹ. Hoa lưỡi hổ khá mềm mại khác xa nhiều so với sự cứng cáp của cây, tuy nhiên hoa của loại cây này rất ít gặp.

Quả của cây lưỡi hổ thuộc loại quả mọng, có hình cầu và thường có màu vàng cam khi chín, mùa quả của cây lưỡi hổ rơi vào khoảng tháng 9.

Khu vực phân bố

Cây lưỡi hổ có sức sống bền bỉ với khả năng chịu nóng, chịu hạn rất tốt. Cây hổ vĩ chỉ cần có một chút nắng là cây có thể phát triển rất tốt. Do khả năng chịu hạn tốt, nên không cần tưới nước nhiều, chỉ khi đất khô thì mới cần tưới, tuy nhiên cần phải đảm bảo cây khô và thoáng nước. Cây hổ vĩ thích hợp với các loại đất khô cằn, đất có tính kiềm, đất pha cát hoặc đất phù sa sông để tạo điều kiện lý tưởng cho cây phát triển.

Nó có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi từ đông Nigeria đến phía Đông Congo, bao gồm Tanzania và Nam Phi.

Ở Việt Nam, cây lưỡi hổ từng mọc hoang ở nhiều vùng núi và đồng bằng, nhưng ngày nay nó là một loại cây cảnh trong nhà rất được ưa chuộng.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Theo quan niệm xưa, cây lưỡi hổ được coi là cây phong thủy có tác dụng chống lại bùa ngãi, trừ tà đuổi quỷ. Lá lưỡi hổ có hình dáng giống như một chiếc lưỡi dao giúp bảo vệ gia chủ tránh khỏi những điều xấu.

Đây là những gam màu phù hợp với người mệnh thổ và mệnh kim, vì vậy cây lưỡi hổ luôn được coi là lá bùa hộ mệnh.

Những người mệnh thổ và kim có bản mệnh là màu vàng, vì vậy với màu sắc của cây lưỡi hổ sẽ là yếu tố phong thủy thêm cho hai mệnh này trong cuộc sống. Cây lưỡi hổ sẽ giúp cả hai mệnh này sự nghiệp hanh thông, vận thế tốt, gặp nhiều điều thuận lợi và may mắn.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có thể mang lại may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, phú quý,… Được nhiều người lựa chọn làm quà tặng cho bạn bè, người thân, đối tác nhân dịp mừng tân gia, năm mới, sinh nhật,…

Bên cạnh đó, cây hổ vĩ còn có tác dụng:

  • Làm không gian sống hài hòa, tươi mát
  • Lá cây giúp thanh lọc không khí làm giảm dị ứng da
  • Làm giảm hiệu ứng nhà kính
  • Giải phóng oxy, tốt cho hệ hô hấp
  • Loại bỏ độc tố nguy hiểm trong không khí

Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng được trồng nhiều để trang trí trong phòng khách, phòng ngủ và cả trong văn phòng. Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng cây lưỡi hổ là loại cây có độc tố trong lá, vì vậy nếu nhà có trẻ em thì không nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

Ngoài những tác dụng tốt của cây lưỡi hổ thì loại cây này cũng có một tác hại không hề nhỏ, đó là lá có chứa chất độc. Nếu ăn phải lá cây hổ vĩ có thể bị đau bụng, đi ngoài, buồn nôn.

Các triệu chứng trúng độc của lá lưỡi hổ thường giống với các bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường. Thậm chí ngay cả những vật nuôi như chó mèo cũng có thể gặp phải các triệu chứng tương tự nếu chúng ăn phải lá cây lưỡi hổ. Đây được cho là mối nguy hiểm từ lưỡi hổ duy nhất được biết đến hiện nay.

Thu hái, chế biến

Cây lưỡi hổ có thể được thu hái quanh năm, lá dùng tươi ngay nên không cần bảo quản hay lưu trữ. Lá lưỡi hổ sau khi thu hái có thể sử dụng liền trong ngày để đảm bảo dược chất trong lá còn nếu sử dụng không hết thì có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng một ngày.

Thành phần hóa học

  • Phần rễ cây hổ vĩ có chứa alcaloid sansevierin.
  • Phần thân rễ khô và rễ chứa nhựa aloe-emodin và alcaloid.
  • Dịch lá tươi có chứa acid aconitic, ancaloit, steroit và polifenol.
  • Phân tính hóa thực vật chiết xuất lá hổ vĩ cho thấy sự xuất hiện của các phytoconstituents như saponin, flavonoid, alkaloid, tannin, glycoside,…

Tác dụng dược lý – Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Trong đông y cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Theo đông y ghi nhận, vị thuốc lá lưỡi hổ có vị chua, tính mát nên được quy vào kinh phế. Cây lưỡi hổ được dùng để điều trị các bệnh về tiêu hóa, viêm tai gây chảy mủ, viêm họng, ho, khàn tiếng, viêm da, hen suyễn, viêm loét dạ dày, sâu răng, hôi miệng, chảy máu chân răng, sỏi thận, bỏng do lửa do nước sôi,…

Trong y học hiện đại cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

  • Các ancaloid có trong cây lưỡi hổ được cho là có tác dụng đối với hệ tim mạch tương tự như digitalin, nhưng không mạnh bằng.
  • Một số thành phần khác như aloin, aloe-emodin và barbaloin có đặc tính thúc đẩy tiêu hóa giúp dạ dày co bóp đều hơn.
  • Phần dịch từ lá lưỡi hổ có khả năng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt là đối với vi khuẩn lao.
  • Chiết xuất aethyl axetat của lá cây hổ vĩ có khả năng ức chế sự phát triển của coli và S.aureus.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lưỡi hổ

Chữa viêm da – Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Lấy 3 lá lưỡi hổ tươi đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào cối giã nát, lọc lấy nước uống. Sau đó, vệ sinh sạch vùng da cần điều trị rồi thoa nước thuốc lên, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần.

Chữa ho, viêm họng, khàn tiếng

Lấy 6 – 12g lá lưỡi hổ tươi đem rửa sạch, cắt nhỏ hoặc dùng nhai trực tiếp với ít muối hạt cho ra nước rồi nuốt từ từ. Ngày thực hiện 2 lần, áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng thuyên giảm dần.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận – Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Lấy một lượng lá lưỡi hổ vừa đủ đem rửa sạch nhiều lần với nước, cắt lại thành từng đoạn nhỏ rồi ép lấy nước uống. Kiên trì uống liên tục để loại bỏ và tống những viên sỏi ra khỏi thận.

Chữa các bệnh về tiêu hóa

Lấy 2 – 3 lá cây lưỡi hổ đem rửa sạch với nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đó đem ép lấy nước uống 2 – 3 lần mỗi tuần, kiên trì áp dụng liên tục đến đến khi tình trạng bệnh được thuyên giảm.

Chữa ợ hơi, khó tiêu

Lấy một nắm lá lưỡi hổ đem rửa sạch, ép lấy nước, loại bỏ phần cặn. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để cải thiện triệu chứng trào ngược axit, trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, khó tiêu.

Giúp làm dịu cơn suyễn – Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Lấy 2 – 3 lá hổ vĩ tươi đem rửa sạch, cắt đôi để lấy phần chất dịch bên trong và hòa cùng với một ít nước ấm, dùng để xông mũi, hít đều và từ từ để mũi được thông thoáng. Áp dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì áp dụng đến khi bệnh thuyên giảm.

Chữa viêm tai giữa có mủ

Lấy một ít lá hổ vĩ đem làm sạch rồi hơ trên ngọn lửa than đến khi héo dần, đem gĩa nát rồi gạn lấy phần nước. Dùng nước này nhỏ vào tai khoảng 4 – 5 giọt, mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Lấy khoảng 2 lá lưỡi hổ tươi, đem rửa sạch rồi nạo lấy phần gel bên trong, pha với nước ấm và uống mỗi ngày sẽ giúp các vết loét nhanh lành. Mỗi liệu trình kéo dài 1 tháng, tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn thường được sử dụng để điều trị vi khuẩn lao, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, ung thư, giảm nóng trong người, lợi gan, nhuận tràng,… Cách dùng thường là dùng tươi ép lấy nước uống, ăn tươi hoặc nấu cùng các món ăn hàng ngày.

2 thoughts on “Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lưỡi hổ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ