Cây lữ đồng hay bạch hoa xà thiệt thảo là vị thuốc nam giúp thanh nhiệt giải độc, giảm đau nhức xương khớp, tiêu viêm…Vậy cây lữ đồng trị bệnh gì? Cây lữ đồng có tác dụng gì? Cây lữ đồng chữa rắn cắn, hình ảnh cây lữ đồng. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu dược liệu lữ đồng
Cây lữ đồng hay còn được biết đến với tên gọi bạch hoa xà thiệt thảo có tên khoa học Hedyotis diffusa Willd thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Đây là một loại cây được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian và được lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Hình ảnh cây lữ đồng

Cây lữ đồng thuộc loại thực vật thân thảo, hình dáng thân cây hơi vuông, gốc tròn, màu nâu nhạt và có chiều cao khoảng 22 đến 25 cm.
Lá bạch hoa xà hình mác thuôn dài, mọc đối xứng nhau, gân giữa hơi gồ nổi rõ lên bề mặt, gốc và đầu lá hơi nhọn, mỗi lá thường dài khoảng 1 đến 3,5 mét.
Hoa của cây lữ đồng màu trắng, mọc đơn hoặc tụ thành từng đôi ở kẽ lá, tràng hoa 4 cánh, 4 nhị dính ở họng ống tràng trông rất đẹp mắt. Quả lữ đồng nữ hơi dẹt ở phần đầu, nhiều góc cạnh, bên trong có chứa nhiều hạt.
Khu vực phân bố và sinh thái
Cây lữ đồng phân bố ở các nước châu Á có khí hậu ôn đới hay nhiệt đới như Ấn Độ, Thái Lan, Srilanca, Malaysia và các vùng phía Nam của Trung Quốc.
Tại nước ta, cây lữ đồng thường được tìm thấy tại những bờ ruộng, trung du và cả đồng bằng ở hầu hết mọi miền đất nước, đặc biệt là khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cây lữ đồng là loại thực vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường có độ ẩm cao và ánh sáng tốt. Có thể trồng cây lữ đồng từ các cây con hoặc hạt trong quả với bất kì loại đất nào, chỉ cần đảm bảo đủ ẩm và ánh sáng.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Tất cả các bộ phận của cây lữ đồng như thân, lá, quả và hạt đều được sử dụng làm dược liệu bởi chúng đều có chứa những thành phần hóa học cho tác dụng dược lý.
Cây lữ đồng thường được gieo trồng vào mùa xuân hoặc đầu hè, thông thường cứ sau 3 đến 4 tháng là có thể thu hoạch.
Vào cuối mùa hè và đầu mùa thu hằng năm, người dân sẽ tiến hành thu hái những bộ phận dùng của cây lữ đồng. Sau khi thu hái, người ta thường sẽ rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem phơi dưới ánh nắng tự nhiên và bảo quản trong túi nilong hoặc lọ kín để dùng dần.
Thành phần hóa học
Bản thân cây lữ đồng đã là một loại dược liệu quý được lưu truyền rộng rãi trong suốt chiều dài phát triển của y học cổ truyền nước ta.
Hiện nay, kế thừa tinh hoa dân tộc, các chuyên gia dược liệu đã nghiên cứu, tách chiết và công bố những thành phần hóa học chứa trong cây lữ đồng như:
- Sperulosid
- Scandosid methyl ester
- 6.0.p coumaroyl scandosid
- Methyl ester
- 6.0. p.coumaroylscarđosid methyl ester
- 6.0. feruscandosid methyl ester
- Acid asperulosidic
- Deacetyl – asperulosidic
- Oleanolic
- P.coumaric
- Stigmasterol
- Sitosterol
- Sitosterol – o – glucose
Cây lữ đồng có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền cây lữ đồng có tác dụng gì?
Theo các tài liệu đông y ghi chép, cây lữ đồng có vị ngọt tính hàn, quy vào kinh vị, đại tràng và tiểu tràng với nhiều tác dụng như: thanh nhiệt tiêu độc, tiêu viêm, tán ứ, lợi thấp, chống u…chủ trị một số bệnh như:
- Sỏi mật, viêm ống mật
- Kinh nhiệt khó ngủ
- Phù thận
- Đau xương nhức khớp
- Rắn cắn
- Viêm tiết niệu
Theo y học hiện đại cây lữ đồng có tác dụng gì?
- Hỗ trợ bệnh ung thư: nghiên cứu cho thấy, dịch chiết dược liệu có tác dụng ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Nồng độ 0,5 – 1g dược liệu/ml có khả năng ức chế tế bào Carcinom.
- Kháng khuẩn: ức chế hiện tượng đột biến do Aflatoxin gây nên khi thực nghiệm trên chủng Salmonella typhymurium TA.
- Điều hòa miễn dịch: thực nghiệm trên chuột bạch cho thấy dịch chiết dược liệu có khả năng kích thích sự tăng sinh của tế bào lách ở động vật.
- Kháng viêm: nước sắc dược liệu lữ đồng giúp tăng cường khả năng thực bào của hệ thống nội mô Reticulo endomethelium và bạch cầu từ đó cho tác dụng kháng viêm.
Những bài thuốc dân gian từ cây đồng lữ
Cây lữ đồng chữa tiểu rắc, tiểu buốt – Cây lữ đồng trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: cây lữ đồng, dã cú hoa và kim ngân hoa mỗi vị 40g, thạch vi 20g.
- Thực hiện: sắc tất cả dược liệu với 1000 ml nước, để lửa nhỏ đến khi hỗn hợp còn lại khoảng 800 ml thì tắt bếp. Uống nước sắc dược liệu thay nước trà mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chứng tiểu rắc tiểu buốt.
Chữa rắn cắn – Cây lữ đồng trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: cây lữ đồng 20g và 200 ml rượu trắng.
- Thực hiện: sắc 20g dược liệu với 200 ml rượu trắng trong khoảng 10 phút, chia 2/3 để uống và 1/3 còn lại đắp trực tiếp lên vết thương.
Trị viêm gan vàng da – Cây lữ đồng trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: cây lữ đồng và hạ khô thảo mỗi vị 30g, cam thảo 15g.
- Thực hiện: sắc tất cả dược liệu cùng với 500 ml nước đến khi cô cạn lại còn khoảng 100 ml thì thêm đường vào làm thành siro để uống. Mỗi lần uống 5 ml cùng với nước ấm, cần bảo quản trong lọ có nắp đậy kín.
Chữa ho do viêm phổi – Cây lữ đồng trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: cây lữ đồng 40g và trần bì 8g.
- Thực hiện: đem cả hai loại dược liệu sắc cùng với 600 ml nước với lửa nhỏ trong khoảng 10-15 phút rồi gạn lấy phần nước sắc uống ngay khi còn ấm nóng.
Hỗ trợ ung thư cổ tử cung – Cây lữ đồng trị bệnh gì?
- Chuẩn bị: cây lữ đồng, côn bồ, đương quy, bán chi liên, tục đoạn và hải tảo mỗi vị 24g, hương phụ, bạch thược và phục linh mỗi vị 15g, toàn yết 6g, sài hồ 9g.
- Thực hiện: sau khi rửa sạch, để cho ráo nước thì đem tất cả dược liệu cho vào ấm, thêm 800 ml nước và sắc với lửa nhỏ. Sau 25-30 phút hoặc khi dược liệu còn lại khoảng ½ thì có thể tắt bếp. Chia hỗn hợp dược liệu thành 2 phần đều nhau và uống hết trong ngày.
Cây lữ đồng có nhiều tác dụng tuyệt vời do có chứa nhiều thành phần hóa học mang tính dược lý cao. Nếu đang có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng từ dược liệu lữ đồng, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay nhé!
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – ĐẦU TƯ LIFE GIFT VIỆT NAM
Văn phòng đại diện: số 68, đường 24B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy: Lô A3, Khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Hotline: 0336 469 088
Email: sales@lifegiftvietnam.net
Website: https://www.giacongthucphamchucnang.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/giacongthucphamchucnanghcm
Bài cùng chuyên mục: