Cây kim sương là một loại dược liệu đặc biệt được các bác sĩ y học cổ truyền sử dụng rộng rãi, được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Cây kim sương được sử dụng để điều trị vết thương, kinh nguyệt không đều, chữa teo cơ, tê thấp, sốt, nhức mỏi, ho hen,… Vậy cây kim sương là cây gì? Cây kim sương có tác dụng gì? Cây kim sương trị bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây kim sương, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Cây kim sương là cây gì?
Cây kim sương thuộc họ cam Rutaceae, có tên khoa học là Micromelum falcatum (Lour.) Tan. Bên cạnh đó, cây kim sương còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây tiêu rừng, cây méo, ớt rừng, mán chỉ, mác khèn, vọt cày,…
Hình ảnh cây kim sương

Cây kim sương là một loại cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ với nhánh cây nhẵn và có lông màu đen.
Lá kim sương thuộc dạng lá kép lông chim lẻ, có màu xanh vàng, có chứa khoảng 7 – 9 lá chét. Phiến lá có hình ngọn giáo, mũi lá nhọn sắc kéo dài không cân đối ở phần gốc, phần gân giữa ở mặt trên còn các gân lớn thì ở mặt dưới.
Hoa cây kim sương mọc thành cụm, có màu trắng hoặc màu vàng và thường nở rộ từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Hoa cũng được bao phủ bởi lớp lông mềm, ngắn hơn lá, nhưng hầu như có khá ít hoặc không có lông nhung trên cánh hoa.
Quả của cây kim sương thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7, có màu cam, màu đỏ hoặc màu vàng và hình bầu dục. Quả nhẵn, có nhiều thịt, nhiều tuyến và bên trong mỗi quả chỉ có chứa khoảng 2 – 3 ô, mỗi ô chỉ chứa duy nhất 1 hạt.
Khu vực phân bố, thu hái – Tác dụng của cây kim sương
Cây kim sương thường được phân bố phổ biến ở các nước Đông Dương, Malaysia, Trung Quốc,… Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở các khu vực rừng núi và đặc biệt là trong rừng thưa.
Ở nước ta, cây kim sương mọc hoang nhiều ở khắp miền rừng núi nước ta như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Thanh Hoá,…
Người ta thường sử dụng phần lá hoặc rễ của cây kim sương để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng người ta thường chỉ hái lá tươi đem về sao vàng rồi sắc uống hoặc vó nát lá vắt lấy nước hoặc có khi giã nát đắp lên vùng da bị lở loét hoặc vết thương.
Còn phần rễ sao khi thu hái về đem rửa sạch, cắt mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô và tuyệt đối không thực hiện chế biến nào khác.
Tác dụng của cây kim sương trong chữa bệnh
Dựa trên một số tài liệu được ghi chép của y học cổ truyền cho thấy vị thuốc kim sương có vị cay, đắng và có tính ấm.
Dựa trên các kết quả thu được trong các cuộc thí nghiệm cho thấy quả và lá cây kim sương chỉ có chứa tinh dầu và hoa có mùi thơm của acid prussic. Ngoài ra, các nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ cây kim sương có tác dụng giảm viêm cấp tính chân chuột, đồng thời còn làm giảm co bóp tử cung và hồi tràng trên động vật thí nghiệm và gây tăng huyết áp mạnh trên chó.
Tác dụng của cây kim sương:
- Lá của cây kim sương được dùng để chữa rắn cắn, tê thấp, teo cơ, cảm mạo, các vết cắn của sâu bọ, các vết thương bị nhiễm trùng. Ngoài ra, ở một số nơi còn sử dụng loại cây này để chữa sốt, kinh nguyệt không đều.
- Rễ của cây kim sương được dùng để chữa ho hen, tức ngực, phong thấp tê bại, chân tay co quắp, vết thương do dao chém.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây kim sương
Chữa sốt, cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Lấy 7 – 10g rễ cây kim sương sắc với nước và uống mỗi ngày thay nước lọc.
Chữa teo cơ, đau nhức – Tác dụng của cây kim sương
Lấy 50g rễ cây kim sương đem sao vàng rồi cho vào bình thuỷ tinh, đổ thêm khoảng 500ml rượu 40 độ, đậy kín và ngâm trong vòng 1 tuần. Sau đó dùng rượu xoa bóp lên vị trí cần điều trị và thực hiện thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất.
Chữa côn trùng cắn, rắn cắn, vết thương, vết loét
Lấy lá kim sương tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
Chữa đau dạ dày, tiêu chảy, cảm sốt – Tác dụng của cây kim sương
Lấy rễ cây kim sương, rễ cây cúc áo hoa vàng, rễ chanh, rễ cây xuyên tiêu cùng với quả của cây màng tang, mỗi loại dược liệu 8g đem sắc lấy nước uống.
Bài cùng chuyên mục: