Có thể thấy cây húng chanh hay rau tần dày lá là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, đây không chỉ là một loại gia vị mà còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Húng chanh được sử dụng để điều trị các bệnh như sốt, cảm cúm, ho do viêm họng, viêm amidan, chảy máu cam,… Vậy cây húng chanh là cây gì? Cây húng chanh có tác dụng gì? Cây húng chanh chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của cây húng chanh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Cây húng chanh là cây gì?
Cây húng chanh thuộc họ hoa môi Lamiaceae có tên khoa học là Plectranthus amboinicus. Ngoài ra, cây húng chanh còn được gọi với nhiều tên gọi khác như rau tần dày lá, rau tần, rau thơm lùn, rau thơm lông, dương tử tô,…
Hình ảnh cây húng chanh

Húng chanh là loại cây thân thảo sống lâu năm, có gốc hóa gỗ cứng, cây cao trung bình từ 20-50 cm. Thân cây mọc thẳng đứng có lông tơ, giòn và thơm.
Lá hình bầu dục, dày, mọng nước thường mọc đối xứng nhau, mép có khía như tay bèo, răng cưa to nhưng không nhọn, cuống lá dài. Mặt trên có lông đơn, mặt dưới lá có nhiều lông bài tiết hơn, cả hai mặt đều có màu xanh và thấy rõ gân lá.
Hoa cây húng chanh thường mọc ở đầu cành hoặc ở ngọn thân, hoa nhỏ có màu đỏ tím, các vònghoa mọc sát nhau gồm 20 – 30 hoa nhỏ.
Quả húng chanh rất nhỏ, có màu nâu, mỗi quả có chứa duy nhất một hạt.
Khu vực phân bố, thu hái
Cây húng chanh là loại cây ưa sáng, ẩm, đôi khi chịu hạn, cây có nguồn gốc từ Đông Phi, Nam Phi và bắc Kenya. Ngoài ra, cây này còn được trồng với số lượng lớn ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia và các nơi khác. Hiện nay, loại cây này được nhập và trồng ở nhiều tỉnh thành khác nhau của Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây húng chanh được trồng rất phổ biến trong các khu vườn thuốc nam hoặc trong vườn nhà mỗi gia đình.
Cây húng chanh sau khi trồng 1 tháng là có thể thu hoạch được. Sau khi hái chỉ cần bón phân và tưới nước đầy đủ là cây có thể cho thu hoạch quanh năm.
Hái lá hoặc cành húng chanh non đem rửa sạch và dùng hoặc cũng có thể sử dụng lá đã phơi khô. Lá húng chanh sau khi đã phơi khô cần để nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học – Cây húng chanh có tác dụng gì?
Từ các khảo sát tài liệu cho thấy thành phần hóa học trong cây húng chanh có sự hiện diện của 76 chất bay hơi và 30 hợp chất không bay hơi.
Húng chanh có chứa một lượng nhỏ tinh dầu có mùi thơm nhẹ và một chất màu đỏ gọi là colein. Tinh dầu thu từ lá và thân chứa tổng cộng 76 thành phần dễ bay hơi. Tinh dầu chứa một lượng lớn hai hợp chất phenolic chính là thymol và carvacrol – Hợp chất này được đánh giá cao về mặt dược phẩm cho các đặc tính ẩm thực khác nhau. Mặt khác, các hợp chất cavacrola chiếm 39.5%, α-terpinene chiếm 19%, γ-terpinene chiếm 16.8% đã được nghiên cứu và công bố tại Việt Nam.
Ngoài ra, các thành phần hóa học không bay hơi này bao gồm flavonoid, axit phenolic, sesquiterpene hydrocarbons, este, monoterpen oxy và monoterpene hydrocarbons.
Tác dụng dược lý – Cây húng chanh có tác dụng gì?
Trong đông y cây húng chanh có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc húng chanh có vị cay, đắng, có mùi thơm, không độc, có tính ấm nên dược quy vào 2 kinh can và phế. Húng chanh có tác dụng chữa các cơn đau, khắc phục tình trạng viêm họng, khản tiếng, ho khan, dị ứng da, hôi miệng, viêm thanh quản, hen suyễn, chữa cảm lạnh, đau đầu, nổi mề đay, bị rắn cắn, bò cạp cắn, ong đốt, miệng đắng ăn không ngon, ho kéo dài, ho do thay đổi thời tiết,…
Trong y học hiện đại cây húng chanh có tác dụng gì?
Hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp
Lá húng chanh thường được dùng để chữa ho mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn. Trong lá húng chanh có chứa hàm lượng tinh dầu dồi giàu với 65.2% codeine và phenolic. Vì vậy, tinh dầu húng chanh giúp tăng cường khả năng kháng sinh tự nhiên trên đường hô hấp. Ở Cuba, người ta dùng tinh dầu húng chanh để điều trị hen suyễn.
Kháng nấm
Húng chanh có đặc tính kháng với một số loại nấm bị ức chế tới 60% sự phát triển vì tinh dầu húng chanh dễ bị bay hơi.
Kháng virus
Húng chanh có đặc tính kháng virus, chiết xuất từ húng chanh có hoạt tính kháng virus khi thử nghiệm chống lại virus VSV ở nồng độ thấp nhất 0,1 mg/mL.
Kháng khuẩn
Húng chanh có đặc tính kháng khuẩn, từ xa xưa húng chanh được dân gian sử dụng để chống lại hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh. Ở Cuba, người ta thường dùng thuốc sắc từ lá húng chanh cho những người bị bệnh lao, ho mãn tính và dựa trên các nghiên cứu khoa học cho thấy nó có hoạt tính chống vi khuẩn lao.
Ngoài ra, chiết xuất lá húng chanh đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn chống lại mầm bệnh vết thương do tiểu đường, K. Pneumonia, S. Aureus, P. Aeruginosa và P. mirabilis. Chiết xuất nước nóng từ lá húng chanh có khả năng ức chế sự phát triển của mầm bệnh, Escherichia coli và Salmonella typhimurium, Escherichia coli.
Tinh dầu húng chanh làm tăng tác dụng của thuốc kháng sinh aminoglycoside trong điều trị các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Tăng cường miễn dịch – Húng chanh có tác dụng gì?
Vị thuốc húng chanh chứa hàm lượng cao omega 6, vitamin A, B, C và một lượng nhỏ axit ascorbic. Các hoạt chất này có khả năng cải thiện tình trạng thoái hóa điểm vàng, tăng cường thị lực và hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch
Trong húng chanh có chưa axit béo Omega 6 – Đây là hoạt chất lớn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư, giảm các triệu chứng đau do viêm khớp dạng thấp, tăng cường cholesterol tốt giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Giảm viêm khớp
Axit béo omega-6 trong lá húng chanh giúp giảm viêm khớp. Ngoài ra, các vận động viên được khuyên nên sử dụng loại lá này để ngăn ngừa loãng xương.
Giảm căng thẳng và lo lắng
Một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất trong rau tần dày lá có khả năng an thần nhẹ. Dùng lá rau tần hãm như trà để uống giúp giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, căng thẳng, tinh thần thoải mái, dễ ngủ.
Một số nước dùng húng chanh với nhiều cách khác nhau
Ở Trung Quốc húng chanh có tác dụng gì?
Người Trung Hoa thường sử dụng lá húng chanh với đường để chữa ho cho trẻ, động kinh, các rối loạn có giật, hen suyễn và viêm phế quản.
Chữa đau bàng quang, tiết dịch âm đạo và đường tiểu.
Nhai lá húng chanh để điều trị tưa miệng hay đẹn đau đầu, vết nứt ở gốc miệng, xoa lên người khi bị sốt.
Ở Philipin cây húng chanh có tác dụng gì?
Người ta dùng lá húng chanh tươi giã nát đắp lên vết bỏng.
Lá ngâm trong nước sôi hoặc dưới dạng nước đường siro dùng cho chứng khó tiêu, chữa hen suyễn, dùng như chất mùi và thuốc tống hơi.
Dùng lá húng chanh giã nát đắp lên màng tang và trán để chữa nhức đầu, dùng băng gạc cố định lại.
Ở Malaixia
Người ta lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước cho trẻ bị sổ mũi uống hoặc lấy lá nấu cho phụ nữ sau sinh đẻ nóng. Hoặc giã nát đắp trị nẻ môi, đau đầu, đau bụng và xoa lên người khi bị sốt.
Ở Ấn Độ
Người dân dùng lá húng chanh làm gia vị thức ăn, lá có hương vị mạnh, có tác dụng bổ sung gia vị tuyệt vời cho thịt,… Dùng lá húng chanh cắt nhỏ, dùng cho các món ăn đặc biệt là thịt bò, thịt heo rừng, thịt cừu.
Ngoài ra, người ta còn dùng húng chanh chữa các bệnh về tiết niệu, rỉ nước âm đạo hoặc ép lá lấy nước hòa với đường là loại thuốc trung tiện mạnh, cũng được dùng chữa ho và chứng khó tiêu.
Những bài thuốc chữa bệnh từ lá húng chanh
Chữa viêm họng, khàn tiếng
Lấy một nắm lá húng chanh tươi giã nát vắt lấy nước cốt, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi rửa sạch, cắt nhỏ, rồi cho thêm 20g đường phèn và hấp cách thủy. Sau đó lọc lấy nước uống, ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
Hoặc lấy 30g lá húng chanh tươi, rửa sạch và nhai chung với vài hạt muối, nuốt lấy nước, bỏ bã.
Chữa đau đầu, ho, sốt không ra mồ hôi, cảm lạnh, đắng miệng
Lấy 15g húng chanh tươi, 8g lá tía tô, 5g bạc hà và 3 lát gừng tươi, đem sắc lấy thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang uống liên tục cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Hoặc lấy 50g lá húng chanh, rửa sạch, cắt nhỏ, rồi cho húng chanh vào chén, đổ rượu trắng xâm xấp nước, rồi đặt vào nồi nước xông đã sôi. Người bẹnh xông 5 – 10 phút, sau khi xông thì lau mồ hôi và thay quần áo.
Nếu dùng lá húng chanh chữa ho ở trẻ thì dùng khoảng 10 lá húng chanh tươi đem giã nát, cho thêm đường phèn và quất xanh đã bỏ hạt. Đem hấp cách thủy khoảng 20 phút, dùng nước cho trẻ uống ngày 3 lần.
Hoặc lấy 15g húng chanh, 20g húng quế, 8g lá chanh và 8 lát gừng tươi, đem sắc uống trong ngày.
Chữa mề đay
Lấy 15g húng chanh khô sắc với 2 bát nước, cho đến khi nước cạn còn một nửa thì ngưng, chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Bên cạnh đó, người bệnh nên dùng lá húng chanh tươi giã nát cho thêm ít muối rồi lấy đắp lên vùng da cần điều trị.
Chữa hen suyễn
Lấy 10g lá húng chanh và 10g lá tía tô, sắc với 500ml nước đến khi nước sắc lại còn một nửa thì ngưng. Chia làm 2 lần uống trong ngày, người bệnh cần kiêng ăn hải sản, thực phẩm chiên, rán và nước lạnh.
Chữa tưa miệng, hôi miệng
Lấy lá húng chanh khô sắc lấy nước, dùng để ngậm và súc miệng mỗi nhày từ 5 – 7 lần. Còn đối với những người bị tưa miệng có thể dùng lá húng chanh tươi nhai và ngậm hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng húng chanh
Thân và lá cây húng chanh có nhiều lông nên dễ gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm.
Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng húng chanh để chữa bệnh, vì trong húng chanh có chứa các hoạt chất không phù hợp với những đối tượng này.
Những bài thuốc hay mẹo vặt bằng cây rau tần dày lá trên đây chỉ dành cho những bệnh nhẹ, hiệu quả đạt được tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Vì vật để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tôi cần gia công viên ngậm ho
Tôi muôn gia công viên ngậm