Cây duối trị bệnh gì?

Cây duối là loại cây thường được trồng ở các vùng nông thôn Việt Nam làm hàng rào, tạo nên vẻ đẹp của vùng quê. Ngoài ra, rễ, thân, lá và các bộ phận khác của cây cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh. Người ta dùng từng bộ phận của cây để làm thuốc chữa nhiều bệnh điển hình như đau răng, nhức đầu, bí tiểu, chướng bụng,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết về cay duối và không biết cây duối trị bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về cây duối, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cây duối là cây gì?

Cây duối thuộc họ dâu tằm có tên khoa học là Streblus asper Lour. Ngoài ra, cây duối còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây ruối, duối dai, duối nhám, may xói, hoàng anh mộc,…

Hình ảnh cây duối

Cây duối trị bệnh gì?
Cây duối trị bệnh gì?

Là loài cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm, cây có kích thước trung bình và cao từ 4 đến 8 m trong tự nhiên. Nếu trồng làm cảnh thì cắt tỉa để hạn chế kích thước.

Thân gỗ có màu trắng, cứng vừa phải, không có vân hàng năm và không có tâm gỗ. Cây xù xì có nhiều cành chằng chịt, cong queo. Chính vì đặc điểm này mà nhiều người đã tạo ra những dáng bonsai đẹp và nâng tầm giá trị của nó.

Lá hình trứng hoặc hình elip, màu xanh đậm, rộng 15-35mm và dài 2-7cm. Cả hai mặt lá khá nhám, có răng cưa nhỏ không đều, có chấm tròn. Cuống lá rất ngắn, mũi mác hình mác xiên, phiến lá dài 3 – 5cm.

Cây duối là loài cây đơn tính khác gốc, hoa có hình cầu, có hoa đực hoặc hoa cái riêng biệt. Hoa đực có màu vàng cuống hoa ngắn mọc tập trung ở các đầu cuống hoặc cành ngắn. Hoa cái có màu lục tách rời mọc đơn độc hoặc mọc thành chùm riêng trên từng cuống.

Quả có hình cầu, hơi dẹp nhỏ, kích thước to cỡ đầu ngón tay út, có bao hoa đường kính chỉ khoảng 1 cm, khi trưởng thành có màu vàng đến màu cam. Quả mọng màu vàng, mỗi quả có 1 hạt, hình quả trám, nhiều thịt và có các lá đài to.

Bộ rễ của cây là rễ cọc ăn sâu vào đất giúp cây tồn tại dưới nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau. Toàn bộ thân cây đều có mủ nhựa màu trắng đục. Cây duối thường ra hoa từ tháng 3 – 4 hàng năm.

Về đặc tính sống, cây sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao, ưa ẩm, ưa sáng, chịu được ngậpúng. Nó sống ở nhiều loại đất khác nhau và nhờ sức sống tốt nên quy trình trồng và chăm sóc cây cũng khá đơn giản.

Khu vực phân bố 

Cây duối được phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Philippin, Mianma, Indonesia, Xri Lanca,…

Ở Việt Nam, cây duối mọc hoang khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, loại cây này được trồng với số lượng lớn để làm hàng rào. Vào mùa hè, những bụi cây trĩu quả vàng tạo nên một bức tranh mục đồng vô cùng thơ mộng.

Cành cây chằng chịt, có tuổi thọ cao, đặc biệt là cây duối có thể sống được ở những nơi có đất khô cằn. Trước đây, người dân thường chặt cành cây duối cho gia súc ăn. Khi quả chín, trẻ con có xu hướng hái về ăn, quả khi chín có màu vàng, ngọt và thơm.

Ngoài ra, cây duối còn được nhiều nghệ nhân sử dụng để tạo nên những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật, cây duối cảnh có giá đến hàng tỷ đồng.

Thu hái, chế biến

Người ta thường sử dụng toàn bộ các bộ phận của cây duối bao gồm cả cành, lá, vỏ rễ và mủ làm thuốc chữa bệnh.

Dược liệu được thu hái quanh năm. Dược liệu sau khi thu hoạch về đem rửa sạch nhiều lần để loại bỏ đất cát, bụi bẩn, tạp chất. Sau đó, cắt thành từng đoạn nhỏ đem phơi khô dùng dần, còn phần mủ sử dụng trực tiếp ở dạng tươi. Dược liệu khô được bảo quản trong bao bì kín để sử dụng được lâu, tốt nhất nên bảo quản nơi khô ráo, thi thoảng đem dược liệu ra phơi để tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học – Cây duối trị bệnh gì?

Mủ của cây duối chứa 76% nhựa thông và 23% cao su. Vỏ của cây có chứa nhiều chất quan trọng như asperoside, một pregnan glycosid, strebloside.

Qua nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng trong thành phần của quả cây còn có β-sitosterol, n-triacontane, axit oleanolic, tetradecane-3-on, stigmasterol, botulinum toxin. Thậm chí trong vỏ cây có chứa chất đắng, rất có lợi cho cơ tim mà trong số đó, đặc biệt nổi bật là hoạt chất glycoside.

Tác dụng dược lý

Trong đông y cây duối trị bệnh gì?

Trong đông y, cây duối có vị hơi đắng, chát, có tính mát nên được quy vào kin can có tác dụng:

Từ sa xưa, cây duối đã được ứng dụng trong dân gian chữa mụn nhọt, nhức đầu, đau nhức răng, chữa tiểu đục, thông tiểu, lợi sữa, trướng bụng,…Đồng thời, các bộ phận của cây đều có công dụng chữa bệnh riêng như:

  • Lá duối được sử dụng chữa bệnh bạch đới khí hư, viêm sưng đường tiểu, lợi sữa, kiết lỵ, ngăn ngừa chứng khó tiểu, phù thũng,… Ngoài ra, lá duối còn chữa được các chứng lở loét trên da, mụn nhọt đầu đinh.
  • Hạt duối chữa tiêu chảy, chảy máu cam và chữa bệnh bạch ban rất tốt.
  • Vỏ cây duối sắc lấy nước uống chữa tiêu chảy, kiết lỵ, nếu trong trường hợp bị rắn cắn thì nhai trực tiếp.
  • Rễ duối giúp hạ sốt, giảm đau, giảm sưng viêm, chống kiết lỵ, chống động kinh, giúp an thần.
  • Mủ cây duối được dùng để sát trùng, trị đau gót, bàn tay bị nứt nẻ, làm dịu tình trạng dây thần kinh.

Trong y học hiện đại, cây duối trị bệnh gì?

Trong cây duối có chứa rất nhiều dược tính, vì vậy nếu hiểu rõ hơn về dược tính này sẽ giúp ta sử dụng dược liệu này tốt hơn. Sau đây là những đặc tính y học:

  • Đặc tính kháng viêm: Có khả năng làm giảm viêm hoặc sưng rõ rệt.
  • Chống dị ứng: Có tác dụng ngăn ngừa và giảm thiểu dị ứng.
  • Chống nhiễm trùng: Trong nước sắc từ vỏ thân của cây duối có hoạt tính diệt khuẩn vĩ mô đáng kể do có các hoạt chất strebloside, glycoside và asperoside.
  • Kháng khuẩn: Lá và cành cây duối có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn vi khuẩn streptococcus mutans.
  • Diệt côn trùng: Chất chiết xuất từ vỏ thân cây duối có đặc tính diệt côn trùng đối với cây bông vải đỏ.
  • Cardiotonic: Là thuốc bổ cho tim, giàu nguồn glycoside tim và với hơn 20 glycoside tim đã được phân lập.
  • Chất chiết xuất từ vỏ thân và tinh dầu của lá cây duối có tác dụng ngăn ngừa ung thư, tác động lên các dòng tế bào ung thư vú, ung thư máu, ung thư ruột kết, ung thư gan,… Và từ nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy tác dụng chống dị ứng.
  • Bên cạnh đó, khoa học cũng đã khẳng định, dược liệu từ cây duối có đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư, chống sốt rét.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây duối

Chữa bí tiểu – Cây duối trị bệnh gì?

Lấy 20g thân và rễ cây duối khô sắc với 600ml nước, đến khi nước sắc lại còn 300ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa phù thũng

Lấy lá duối, vỏ quýt, cây bố rừng và vỏ bưởi (đã sao vàng) mỗi loại 12g, củ sả và vỏ tỏi mỗi loại 10g. Đem tất cả dược liệu sắc với 600ml nước đến khi nước sắc lại còn 200ml là được. Lấy nước chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang thuốc nhưng nên đun 2 lần nước.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận – Cây duối trị bệnh gì?

Lấy 15g lá duối tươi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút vớt ra để ráo. Sau đó đem xay nhuyễn với 250ml nước, lọc lấy nước uống và nên uống trước khi đi ngủ.

Chữa nước tiểu đục, tiểu buốt

Lấy vỏ rễ cây duối, cỏ nhọ nồi và rễ cây nhót mỗi loại 20g, bạch mao căn, bông mã đề và râu ngô mỗi loại 30g. Đem tất cả dược liệu sắc với 750ml      nước, đến khi sắc lại còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày và uống liên tục trong 10 ngày là hế 1 liệu trình.

Trị sâu răng

Lấy vỏ cây duối tươi ngâm với với rượu đặc khoảng 10 ngày là dùng được. Khi răng sâu bị đau nhức thì ta lấy bông tăm tẩm rượu chấm vào chỗ sưng đau sẽ có hiệu quả tức thì.

Giúp lợi sữa

Lấy 50g lá duối tươi hoặc 20g lá duối khô đem sắc cho mẹ sau sinh uống sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu sữa.

Chữa vàng da – Cây duối trị bệnh gì?

Lấy lá cây duối, chồi non cây mít, chồi non cây ổi và hạt thì là đem xay với sữa, nên uống lúc bụng đói và uống liên tục trong 9 ngày.

Chữa mụn nhọt sưng đau chưa vỡ mủ

Lấy một lượng mủ duối vừa đủ phết lên miếng giấy nhỏ rồi dán lên vị trí nhọt, giữ nguyên trong khoảng 3 giờ thì gỡ bỏ, ngày dán 2 lần.

Chữa nhức đầu do thời tiết thay đổi

Lấy nhựa cây duối phết lên 2 miếng giấy nhỏ khoảng 3cm, rồi bôi thêm 1 lớp vôi tôi lên lớp nhựa trộn đều với nhau, au đó dán giấy lên hai bên thái dương. Ngày dán 1 – 2 lần sẽ phát huy khả năng giảm đau rõ.

Những lưu ý khi sử dụng cây duối

Để tránh một số rủi ro có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những vấn đề sau trước khi sử dụng các các bài thuốc chữa bệnh từ cây duối:

  • Những đối tượng bị dị ứng, mẫn cảm với một số thành phần trong cây không nên sử dụng;
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ, người già cần thận trọng khi sử dụng cây duối. Những đối tượng này cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mẩn ngứa, kích ứng da, v.v.

2 thoughts on “Cây duối trị bệnh gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ