Cây đuôi chồn có tác dụng gì? Cây đuôi chồn chữa phong thấp

Cây đuôi chồn là vị thuốc phổ biến trong đông y giúp chữa phong thấp, ho có đờm, cảm sốt, bệnh tiết niệu…Vậy cây đuôi chồn có tác dụng gì? Cây đuôi chồn trị bệnh gì? Hình ảnh cây đuôi chồn. Cây đuôi chồn hợp mệnh gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cây đuôi chồn là cây gì?

Cây đuôi chồn hay còn gọi là tóc thần đuôi, ráng vệ nữ có đuôi, thiết tuyến thảo, cây sẹ…tên khoa học Adiantum caudatum L thuộc họ Đuôi chồn Adiantaceae. Cây hình trụ khá nhỏ có lông ngắn, chỉ cao khoảng 1,5 mét.

Hình ảnh cây đuôi chồn

Cây đuôi chồn có tác dụng gì
Cây đuôi chồn có tác dụng gì

Lá cây đuôi chồn thuộc loại lá kép lông chim, mọc so le nhau với cuống chung dài 10 – 13 cm, lá chét hình trái xoan dài 3 – 5 cm gốc lá tròn, mặt trên lá có vệt trắng, mặt dưới có lớp lông mềm; lá kèm hình tam giác nhọn dài khoảng 1 cm.

Hoa của cây đuôi chồn mọc theo cụm thành từng bông dài khoảng 15 – 20 cm, hoa màu tím, đài hoa hình chuông có lông, tràng hình bầu dục. Quả đuôi chồn thuộc loại quả đậu có màu đen sáng bóng và mỗi quả có 3 – 5 đốt.

Khu vực phân bố và sinh thái

Cây đuôi chồn phân bố ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Philippin, Indonesia…

Tại nước ta, cây đuôi chồn phân bố rải rác từ khắp các tỉnh miền núi có độ cao dưới 1.300 mét đến vùng núi trung du và một ít ở vùng đồng bằng.

Cây đuôi chồn là loại thực vật ưa sáng, ưa ẩm nhưng lại có khả năng chịu hạn khá tốt. Cây mọc tự nhiên lẫn trong các tràng cỏ cao, cây bụi, bờ nương rẫy hay rừng thứ sinh, rừng thưa…

Đuôi chồn có thể thích nghi tốt trên nhiều loại đất như đất chua, đất nghèo dinh dưỡng vì thế có thể dễ dàng trồng cây đuôi chồn tại nhà. Tóc thần đuôi ra quả hằng năm, có thể tái sinh tự nhiên từ hạt và cây bị chặt ngang thân.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Bộ phận được sử dụng làm dược liệu trong đông y chính là phần thân và phần rễ bởi cả hai phần đều chứa nhiều thành phần hóa học có tính dược lý cao.

Thông thường, người dân sẽ tiến hành thu hái dược liệu vào lúc cây sinh sản, khoảng vào tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Sau khi thu hái, cần rửa sạch dược liệu, cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem phơi khô và bảo quản dùng dần.

Thành phần hóa học

Theo các chuyên gia dược liệu bên trong cây đuôi chồn, đặc biệt là phần thân và rễ có chứa những thành phần hóa học có tác dụng dược lý như:

  • Tannin
  • Flavonoids
  • Acid galic
  • Carbohydrate
  • Chất đắng

Cây đuôi chồn có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền cây đuôi chồn có tác dụng gì?

Theo các tài liệu về vị thuốc đông y, cây đuôi chồn có vị đắng tính bình quy bào kinh phế và thận, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, giải độc tiêu viêm, chỉ huyết sinh cơ…chủ trị một số bệnh như:

  • Sưng vú
  • Kiết lỵ
  • Vết thương cháy bỏng
  • Xuất huyết do ngoại thương
  • Phong thấp
  • Sỏi niệu

Theo y học hiện đại cây đuôi chồn có tác dụng gì?

  • Kháng viêm: do đặc tính các thành phần hóa học của cây đuôi chồn có tính oxy hóa cao, đặc biệt là nhóm Flavonoid. Chính nhờ khả năng chống oxy hóa mà dược liệu này giúp kháng lại một số yếu tố gây viêm. Tại Ấn Độ, người ta dùng lá đuôi chồn giã nát, đắp trực tiếp vào nốt mụn sưng viêm.
  • Kháng khuẩn: tính kháng khuẩn của dược liệu thể hiện qua việc chống lại các vi khuẩn gây bệnh ở đường tiết niệu hoặc bệnh lý đường hô hấp.
  • Ngoài ra, các thành phần hóa học trong cây đuôi chồn còn có tác dụng giảm đau, chống trầm cảm, giải độc, hỗ trợ bệnh hen suyễn, tiêu chảy…

Cây đuôi chồn chữa bệnh gì?

Giúp lợi tiểu, hạ sốt – Cây đuôi chồn có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: 5 – 10g thân cây đuôi chồn.
  • Thực hiện: đem dược liệu sắc cùng với 3 chén nước đến khi còn lại chừng 1 chén thì gạn lấy phần nước dược liệu uống ngay khi còn ấm nóng. Để bài thuốc phát huy tác dụng, cần thực hiện liên tục 3 – 5 ngày.

Chữa tiểu rắt, tiểu són – Cây đuôi chồn có tác dụng gì?

  • Chuẩn bị: cây đuôi chồn, xa tiền tử và mộc thông mỗi vị 15g.
  • Thực hiện: cho cả 3 loại dược liệu nêu trên vào ấm, thêm 500 ml nước rồi sắc trong khoảng 25 phút thì có thể tắt bếp. Gạn lấy phần nước để uống, bỏ phần bã đi. Cần thực hiện bài thuốc trong 3 đến 7 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Cây đuôi chồn chữa bệnh phong thấp

  • Chuẩn bị: cây đuôi chồn 50g và 500ml rượu trắng.
  • Thực hiện: rửa sạch dược liệu, cắt thành từng khúc nhỏ và để cho ráo nước. Sau đó cho tất cả vào bình thủy tinh, ngâm với rượu trắng trong khoảng 3-4 tuần thì có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 30 ml, mỗi ngày 1 lần sẽ giúp giảm đau do phong thấp.

Cây đuôi chồn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, vì thế nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng chiết xuất từ cây đuôi chồn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – ĐẦU TƯ LIFE GIFT VIỆT NAM

Văn phòng đại diện: số 68, đường 24B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Nhà máy: Lô A3, Khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Hotline: 0336 469 088

Email: sales@lifegiftvietnam.net

Website: https://www.giacongthucphamchucnang.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/giacongthucphamchucnanghcm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ