Cây bằng lăng là vị thuốc nam được sử dụng là thuốc chữa bệnh đã không còn quá xa lạ đối với người dân. Vị thuốc bằng lăng có tính chất là săn da và đồng thời được sử dụng làm thuốc chữa bệnh nấm ngoài da, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh gout, lỵ trực khuẩn,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết cây bằng lăng trị bệnh gì? Trái bằng lăng trị bệnh gì? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng của cây bằng lăng.
Cây bằng lăng là cây gì?
Cây bằng lăng thuộc họ tử vi – Lythraceae, có tên khoa học là Lagerstroemia Calyculata Kurz. Cây còn có nhiều tên gọi khác như cây bằng lang, thao lao, săng lẻ, kwer,…
Cây bằng lăng là tên gọi chung của nhiều loại cây cùng chi nhưng khác loài như cay bằng lăng ổi, bằng lăng trắng, bằng lăng bèo,…
Hầu hết các loại Bằng Lăng đều là loại cây thân gỗ cho bóng mát. Thân cây nhẵn, hình trụ có thể cao 30-35m, đường kính khoảng 40-80 cm, phân cành mảnh khành, mỏng, nhỏ. Bên ngoài thân phủ một lớp lông mềm, lông hình sao, màu hung, thường thấy trên ngọn cây.
Lá bằng lăng có hình mác, thuôn dài và hẹp dần từ gốc đến ngọn, các lá dài khoảng 7-14 cm và rộng 20-50 mm. Khi lá còn non sẽ có hình sao, không có lông ở mặt trên và nhiều lông mềm ở mặt dưới, mặt dưới lá có khoảng 10 đến 13 cặp gân lá phụ.
Hoa bằng lăng thường mọc thành cụm ở ngọn và có màu hồng tím, thường nở vào mùa thu. Nụ hoa có hình bầu dục hoặc hình nón, cánh hoa có cuống, mỗi chùm thường có 6-9 hoa. Đài hoa hình chuông, có nhiều lông mềm, nhiều nhị. Hoa này có 6 gai ba cạnh và 6 cánh hoa, cánh hoa có hình mắt chim, có nhiều nhị sát nhau, thường có 5-6 ô. Bầu hoa có vòi nhụy dài, có lông ở đỉnh.
Quả nang, hình trứng thuôn dài, dài khoảng 12 mm, tụt vào khoảng 1/3 quả. Đầu có mũi nhọn, quả khi chín sẽ nứt thành 6 mảnh.
Khu vực phân bố
Cây bằng lăng có xuất xứ từ Ấn Độ, chúng mọc hoang ở nhiều nước như Lào, Thái Lan, Capuchia, Miến Điện, Việt Nam.
Ở nước ta, cây bằng lăng mọc hoang khắp nơi, chủ yếu là ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, một số khu vực vùng Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Phước,… Ngoài ra, cây bằng lăng còn được trồng để xây dựng cảnh quan đô thị, tạo bóng mát và lọc khí.
Thu hái, chế biến
Dược liệu bằng lăng được thu hái quanh năm, chủ yếu được thu hái vào mùa thu và dược liệu thường được dùng tươi. Có nơi còn lấy vỏ thân cây bằng lăng đem phơi khô rồi sắc nước uống.
Dược liệu sau khi thu hoạch về đem cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó đem sấy hoặc phơi khô, rồi bảo quản sử dụng dần.
Thành phần hóa học
Trong vỏ thân của cây bằng lăng có chứa axit hữu cơ, flaconoit, sterol, taminm saponinm cumarin, ancaloit.
Trong đó, Gallic và Catechic chiếm khoảng 30,5% và được biểu thị 4,22%, dưới dạng axit malic 2,81% pectin và 2,76% chất nhầy
Trong hoa và lá có chứa nhiều thành phần tương tự như vỏ thân nhưng tỷ lệ thấp hơn rất nhiều. Chẳng hạn như: 24% Tamin Gallic, 5,8% đường (trong đó saccaroza chiếm 0,57% và đường khử chiếm 5,22%), Gallic và Tamin Catechic chiếm 5,42%, pectin chiếm 6,51%, axit hữu cơ chiếm 2,83% và chất nhầy chiếm 3,25% cao hơn ở vỏ thân.
Tác dụng dược lý
Trong đông y cây bằng lăng trị bệnh gì?
Trong đông y cây bằng lăng có vị chát, không độc, có mùi thơm đặc trưng. Dược liệu có tính chất là săn da và có tính kháng khuẩn mạnh
Trong y học hiện đại cây bằng lăng trị bệnh gì?
- Vị thuốc bằng lăng có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột và vi khuẩn gặp trên vết thương. Dược liệu có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn thông thường như penicillin, streptomycin và tetracycline.
- Hiệu quả chống lại các loại nấm gây tổn thương da, chẳng hạn như trichophyton rubrum, candida albicans, epidermophyton Inguinale và trichophyton Gypseum. So với một loại dược liệu dân gian để điều trị bệnh hắc lào thì dược tính của cây bằng lăng mạnh hơn nhiều.
- Theo kết quả nghiên cứu từ thí nghiệm trên chuột, nếu dược liệu ở dạng cao lỏng có khả năng ức chế sự viêm nhiễm do kaolin.
- Dược liệu có tác dụng làm lành sẹo và giảm sẹo lồi.
Cây bằng lăng trị bệnh gì?
Cây bằng lăng có tác dụng chữa các bệnh sau:
- Bệnh gout
- Bệnh tiểu đường
- Viêm đường tiết niệu
- Tiêu chảy
- Thừa cân, béo phì
- Bỏng da
- Hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn
- Nấm da
- Hỗ trợ lợi tiểu, tốt cho bàng quang
- Giúp an thần
- Điều trị những vết thương loét miệng
- Giúp nhanh liền sẹo
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bằng lăng
Chữa tiểu đường
Lá bằng lăng có thể điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh có thể dùng lá bằng lăng thay nước trà để uống. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh tác dụng chống tiểu đường của lá bằng lăng. Trong thành phần của lá bằng lăng có chứa một lượng lớn axit corosolic. Khi vượt quá mức cho phép, nó có tác dụng hạ đường huyết, tương tự như tác dụng của insulin. Người mắc bệnh tiểu đường nên dùng lá già để chữa bệnh hiệu quả sẽ hơn lá non.
Không chỉ lá, quả, hoa cũng có tác dụng hạ đường huyết nhưng tác dụng không lớn.
Người bệnh dùng lá già và quả khô mỗi thứ 50 gam, cho khoảng nửa lít nước vào đun sôi, uống chia làm nhiều lần trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2
Hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn
Vỏ thân cây bằng lăng đun thành cao đặc rồi đắp lên vết thương để giảm nhiễm trùng và tạo thành lớp màng bảo vệ vết thương. Ngoài ra, khi thay băng ở vết thương lớn, sử dụng dược liệu cũng có tác dụng giảm đau.
Chữa nấm ngoài da, hắc lào
Dùng cồn 30% bằng lăng thoa lên vùng da bị tổn thương ngày 2 lần. Thêm một chút bạch hạc và cồn chút chít để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Làm cồn thuốc bằng lăng bằng cách ngâm vỏ dược liệu ngâm với cồn 70 độ với tỷ lệ 2/3 ngâm trong 1 tháng là dùng được.
Chữa thừa cân, béo phì
Các chất trong lá bằng lăng có thể ngăn chặn sự tích tụ của carbohydrate đồng thời giảm sự hình thành chất béo. Theo các nhà khoa học, sử dụng chiết xuất từ lá bằng lăng có thể giảm từ 1 đến 2 kg mỗi tuần.
Chữa bỏng ngoài da
Sử dụng cao bằng lăng đã được hâm nóng để tạo thành một lớp màng bóng và dai, dính chặt vào vết thương để bảo vệ và chữa lành vết thương. Nếu dùng bột thảo dược, thuốc sẽ dễ bị nứt, độ kết dính không cao và dễ gây tổn thương.
Dùng đủ lượng lá bằng lăng, sau đó cô đặc thành cao, bôi lên vết bỏng mỗi ngày một lần để hạn chế nhiễm trùng và giúp da mau lành.
Điều trị gout
Bài thuốc chữa gout từ lá bằng lăng giúp giảm sưng đau các ngón tay, ngón chân, khuỷu tay hoặc khớp gối do bệnh gút gây ra.
Khi thực hiện, người bệnh chỉ cần dùng khoảng 50g lá già hoặc khoảng 50g quả khô bằng lăng. Đem lá rửa sạch để ráo, sau đó sắc với ½ lít nước, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Sau đó chắt lấy nước uống, thêm nước đun lá còn lại và uống trong ngày.
Người bị đau khớp ngón tay, ngón chân do gút có thể uống 4 – 6 cốc nước mỗi ngày.
Chỉ cần kiên trì thực hiện trong vài ngày, chắc chắn tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Mọi người có thể áp dụng bài thuốc này cho đến khi cảm thấy bệnh gút khỏi hẳn.
Lưu ý:
Trong quá trình sử dụng phương pháp này, mọi người nên vận động thường xuyên để xương khớp dẻo dai hơn.
Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và hạn chế uống nhiều rượu bia, nước ngọt, purin, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất đạm, đồ ăn mặn để tránh tái phát các triệu chứng của bệnh gút tái phát.
Ngoài ra, người bệnh thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ xương để hỗ trợ dinh dưỡng, giúp xương khớp khỏe mạnh, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài khả năng kháng khuẩn và kháng nấm thì hạt bằng lăng còn được sử dụng để ổn định giấc ngủ, an thần. Vỏ thân của nó cũng có thể được dùng để nhuận tràng và trị táo bón, quả cũng có thể được dùng để chữa loét miệng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu, người dùng nên trao đổi cụ thể với bác sĩ, người có chuyên môn.
Tôi cần tư vấn
Mình cần tư vấn