Bệnh whitmore là gì? Cách phòng tránh bệnh như thế nào?

Bệnh whitmore hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh melioidosis. Đây là một chứng bệnh có khả năng lây nhiễm cho cả người và động vật. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những nắng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là Đông Nam Á, miền Bắc nước Úc. Cho đến hiện nay, loại bệnh này khiến cho không ít người phải e sợ. Trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho bệnh melioidosis. Hãy cùng Life Gift Việt Nam tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bệnh whitmore là bệnh gì

Bệnh whitmore là căn bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Căn bệnh này là bệnh nhiễm trùng nặng và có thể đe dọa tới tính mạng của người bị nhiễm bệnh. Loại vi khuẩn này có hình que, khả năng di chuyển tốt trong mọi môi trường. Burkholderia có thể sinh trưởng và phát triển tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trên thế giới.

Bệnh whitmore là gì?
Bệnh whitmore là gì?

Whitmore đã tồn tại nhiều năm, theo các nhà khoa học nghiên cứu, căn bệnh này xuất hiện từ 100 năm trước đây. Người đầu tiên tìm thấy loại vi khuẩn này chính là Alfred Whitmore. Mãi cho đến hiện nay, với công nghệ khoa học ngày càng phát triển, việc nghiên cứu về căn bệnh này ngày càng được mở rộng.

Tại Việt Nam hiện có tới 20 người mắc phải căn bệnh này nhưng đã kịp thời điều trị nên chưa có bất cứ trường hợp tử vong nào. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của căn bệnh này thường rất cao lên tới 40 – 60% khi không kịp phát hiện và điều trị.

Bnh whitmore có lây không

Bệnh whitmore có lây không? Đây chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn hình thành nên căn bệnh whitmore thường sống trong đất nên con đường lây nhiễm chính là tiếp xúc qua các vết trầy xước trên da. 

Bệnh whitmore có lây không
Bệnh whitmore có lây không

Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp, khi chúng ta hô hấp hít phải hạt bụi đất trong không khí. Một con đường lây nhiễm khác chính là lây nhiễm từ mẹ sang con qua tuyến sữa.  Ngoài ra, nếu chẳng may chúng ta ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh cũng rất cao.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng chứng minh việc truyền nhiễm bệnh từ người qua người hay từ người sang động vật hoặc ngược lại. Điều này khiến chúng ta tạm thời yên tâm vì khả năng bùng phát thành đại dịch không quá lớn.

Bệnh whitmore và cách phòng tránh

Bệnh whitmore và cách phòng tránh
Bệnh whitmore và cách phòng tránh

Trên thực tế, vi khuẩn bệnh whitmore khi xâm nhập vào cơ thể người rất dễ phát tán và gây ra tình trạng lở loét da, xuất hiện sốt, viêm phổi, nhiễm trùng máu,… Vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu. Life Gift Việt Nam chia sẻ cho bạn một số cách phòng tránh bệnh whitmore như sau:

Hạn chế tiếp xúc với những nơi bị ô nhiễm nặng

Vi khuẩn gây bệnh whitmore sinh sống chủ yếu ở vùng đất, nước hay những nơi bị ô nhiễm nặng. Vì vậy, nếu chẳng may tiếp xúc phải những nơi bị ô nhiễm khả năng bị bệnh sẽ rất cao. Bạn cần phải có những phương pháp phòng tránh phù hợp.

Hạn chế tiếp xúc những nơi ô nhiễm
Hạn chế tiếp xúc những nơi ô nhiễm

Sử dụng giày dép, găng tay nếu phải thường xuyên làm việc. Trong môi trường ô nhiễm ngoài trời, tiếp xúc với vùng nước bẩn. Sau khi sử dụng, bạn cần phải có những biện pháp làm sạch ngay lập tức, tránh việc mang vi khuẩn về nhà và tiếp xúc với những đồ vật khác.

Bảo vệ các vết thương hở, vết loét, vết bỏng

Với những vết thương hở, vết loét hay vết bỏng bạn cần phải hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô nhiễm. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên dùng băng chống thấm để băng lại vị trí vết thương. Đồng thời rửa sạch vết thương bằng cồn để đảm bảo vệ sinh.

Bảo vệ các vết thương hở, vết loét, vết bỏng
Bảo vệ các vết thương hở, vết loét, vết bỏng

Sau khi băng lại, bạn vẫn cần sử dụng găng tay, giày dép phòng hộ. Các vết thương hở thường rất dễ bị vi khuẩn tấn công và khiến cho tình trạng nặng hơn.

Những người miễn dịch yếu cần bảo vệ các tổn thương cẩn thận

Đối với những người mắc căn bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến nội tạng hay bị suy giảm hệ miễn dịch. Hoặc do sức đề kháng yếu nếu chẳng may bị tổn thương cần phải bảo vệ thật cẩn thận. Đối với thể trạng người bình thường, khi cơ thể nhiễm khuẩn, hệ đề kháng sẽ khởi động cơ chế bảo vệ. 

Bảo vệ các vết thương an toàn
Bảo vệ các vết thương an toàn

Tuy nhiên, với những người miễn dịch yếu thì khả năng nhiễm khuẩn rất cao. Bản thân người bệnh khi mắc phải bệnh whitmore khả năng tử vong sẽ rất cao. Chính vì thế, việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn là điều hoàn toàn cần thiết.

Liên hệ điều trị kịp thời với các cơ sở y tế

Nếu bạn bị nhiễm bệnh hoặc có các triệu chứng mắc bệnh. Bạn nên đi xét nghiệm tại cơ sở y tế để có thể điều trị kịp thời. Với căn bệnh whitmore khi được kịp thời điều trị khả năng cao. Sẽ có thể khắc phục tình trạng bệnh dứt điểm. Vì vậy, việc liên hệ với các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh là cần thiết.

Trên đây, Life Gift Việt Nam đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh whitmore. Căn bệnh này mặc dù không có khả năng lây nhiễm cao. Nhưng lại vô cùng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Bạn cần chú ý các biện pháp phòng tránh bệnh. Nếu chẳng may có vết thương hở và phải tiếp xúc với nguồn nước, đất, khu vực bị ô nhiễm nặng.

One thought on “Bệnh whitmore là gì? Cách phòng tránh bệnh như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ